Page 681 - KyYeuKyVII
P. 681
người dạy nghề, đồng thời giao Sở LĐ- TBXỈ I tiếp tục tổ chức các lớp nghiệp vụ
sư phạm, bôi dưỡng chứng chỉ kỹ năng dạy học, đên nay đã có 470 người dạy nghề
đủ diều kiện tham gia dạy nghề các lớp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng.
5. Các mô hình dạy nghề
Hiện nay, tỉnh đang tổ chức đào tạo các lớp theo nhu cầu học nghề của người
lao động và nhu cầu sử dụng lao động, tập trung đào tạo ở các ngành nghề chính,
như đổi với các ngành nghề trình độ cao đăng, gồm: Điện công nghiệp, công nghệ
ô tô, hướng dẫn du lịch, Quản trị khách sạn...; đối với các ngành nghề trình độ trung
cấp, gồm: Điện dân dụng, Công nghiệp, Công nghệ ô tô, Gò hàn, Vận hành nhà máỵ
thủy điện, Kỹ thuật xây dựng, Hướng dẫn du lịch, Quản trị khách sạn, Kỳ thuật chế
biến món ăn...; đối với các ngành nghề trình độ sơ cấp, gồm: Nghiệp vụ nhà hàng,
khách sạn, Gò hàn nông thôn, Sửa chữa xe máy, May dân dụng, công nghiệp...; đối
với ngành nghề dưới 3 tháng, gồm: Kỹ thuật trồng rau an toàn; trồng nấm; chăn nuôi
gia súc, gia cầm; nuôi phòng trị bệnh cho trâu, bò, lợn, gà; kỹ thuật xây dựng; du
lịch cộng đồng. Mô hình đien hình trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Sau
khi triển khai den nay đã có một số mô hình dạy nghề được áp dụng và nhân rộng
phát triển, thu hút đông đảo học viên, chủ yếu là lao động người dân tộc thiểu số.
Sau khi học xong các lớp đào tạo nghề, học viên có thể tự tạo việc làm hoặc được
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhận vào làm việc tại chỗ, do đó tỷ lệ lao động có
việc làm tăng hơn như: Mô hình kỳ thuật nề xây dựng đã phát huy hiệu quả, các lao
động sau khi được đào tạo nghề dã thành lập các tổ, đội, tích cực tham gia làm
đường ẹiao thông nông thôn và các hạng mục công trình phục vụ chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng NTM, các công trình phục vụ dân sinh,...; Mô hình nuôi
trong thủy sản tại xã Bản Qua huyện Bát Xát; Mô hình nuôi lợn tại xã Xuân Quang,
huyện Bảo Thắng; Mô hình nuôi gà tại xã Phú Nhuận, huyện Bào Thắng. Các mô
hình trên hiện dang dược nhân rộng ra địa phương khác.
Riêng Trường Cao đẳng Lào Cai đã phối hợp với UBND huyện Si Ma Cai và
Trung tâm Tư vấn Quản lý Bồn vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng
Đông Nam Á- C1RUM ký kết Thoả thuận Chương trình hợp tác “Nâng cao năng
lực cộng đông trong phát triền chăn nuôi, nghê rừng và phục hôi vườn cây đặc sản
trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tinh Lào Cai’’. Kết quả, đã tô chức đào tạo nghề ngắn
hạn cho 23 em từ nguồn kinh phí do Nhà trường và Trung tâm C1RUM hỗ trợ.
6. Ket q u ả CỊ1 th ể
6.1. Kết qua công tác dạy nghề
Trong 02 năm (2016 - 2017), toàn tinh có 28.147 người/KH Đồ án 27.800
người, đạt 101% Kế hoạch, trong đó: Cao đẳng, trung cấp: 5.919/5.850 người, đạt
101%; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên 22.228 người/KH 21.950 người, đạt 101%.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo trong
02 năm (2016 - 2017) được cho 19.012 người (tuyển mới cao đẳng, trung cấp: 2075
người; sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng là 13.779 người), cụ thể: Năm 2016, 3 trường
và 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh dã triến khai tuyển sinh
và đào tạo được 7.970 hoặc sinh sinh viên (HSSV), trong đó: sổ tuyển mới trình độ
4