Page 679 - KyYeuKyVII
P. 679
và người lao động, bảo đảm sự kết nối với thị trường lao động trong nước và ngoài
nước, cập nhật kịp thời thông tin cung, cầu lao động trong và ngoài tỉnh góp phần
tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho người lao động và doanh nghiệp. Đặc biệt,
người lao động được thuận lợi tìm hiếu thông tin thị trường lao động, được tư vấn
chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, được tự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
với chuyên môn và các chế độ, quyền lợi khác có liên quan, đồng thời ban hành Ke
hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp biến động thông tin thị trường lao động trên địa
bàn tỉnh làm cơ sở dữ liệu phục vụ dánh giá thực trạng lao độnệ, việc làm, thất
nghiệp và chuyến dịch cơ cấu lao động, làm căn cứ xây dựng Ke hoạch sử dụng
nguồn nhân lực, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ở mỗi địa
phương. Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền, triển khai sâu rộng công tác xuất khẩu lao
động tới người dân trên địa bàn tỉnh. Công tác xuất khẩu lao động được các cấp, các
ngành của tỉnh quan tâm, triển khai giúp người lao động nắm bắt các thông tin tại
các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông,.. Nhiều doanh
nghiệp đã tích cực phối hợp với tỉnh trong tuyên truyền, tuyến chọn, đào tạo lao
động của tỉnh đi xuất khẩu lao động.
II. KÉT QUẢ THỤC HIỆN
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo và thực hiện
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai tổ chức thực hiện,
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện chính sách, pháp luật
về công tác dạy nghề và giải quyết việc làm theo phạm vi chức năng nhiệm vụ. Các
cơ quan, ban, ngành tổ chức phổi hợp liên ngành trong triển khai công tác đào tạo
nghề gắn với giải quyết việc làm như: Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối
hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tăng cường công tác phân luồng học sinh học
nghề, giúp cho học sinh, phụ huynh học sinh xác định rõ mục tiêu, vai trò quan trọng
học nghề, giải quyết việc làm; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tố chức mở lớp bao gồm các nghề: Chăn nuôi
gia súc, gia cầm; thú y; trồng rau, trồng nấm, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,
cây lương thực; cây dược liệu; Sở Công thương phối hợp với các cơ sở công nghiệp
khu vực nông thôn thực hiện đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nônệ thôn mỗi
năm từ nguồn hỗ trợ khuyến công; tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp với
Tỉnh đoàn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong công tác đào tạo nghề.
Trên cơ sở đó các Hội, Đoàn thế thực hiện tuyên truyền nội dung của các đề án, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác dạy nghề, tạo việc làm; cung
cấp địa chỉ các đơn vị tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh để các hội viên chủ động
tham gia dăng ký học nghề...nhằm nâng cao cao dân trí, đào tạo nhân lực cho tỉnh
(chi tiết có phụ biếu so I kèm theo).
2. Công tác tuycn truyền, phổ biến chính sách pháp luật trong công tác
dạy nghề và giải quyết việc làm
Công tác tuyên truyền là hoạt động được quan tâm chú trọng, riêng trong năm
2016-2017, thực hiện tuyên truyền, tư vấn học nghề cho trên 4000 người lao động,
tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyên cho trên 160 cán bộ hội nông dân cấp cơ
2