Page 685 - KyYeuKyVII
P. 685
Công tác đào tạo nghề cơ bản thực hiện theo chỉ tiêu nhà nước giao, chưa thật
chú trọng đên đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội, chưa tập
trung đào tạo các nghề mũi nhọn của tỉnh như nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng
công nghệ cao, thương mại du lịch, dịch vụ; khai thác, chế biến khoảng sản gắn với
môi trường bền vững và xóa đói giảm nghèo nên việc đào tạo chưa hiệu quả, không
khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương lãng phí thời gian, kinh phí; các hình
thức đào tạo nghề chưa gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật
và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân; việc nhân rộng các mô hình có hiệu
quả trong đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn còn hạn chế. So lượng, chất lượng
đội ngũ cán bộ, quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chưa chuyên sâu, phân
lớn là kiêm nghiệm; trình độ học viên học nghề còn hạn chế (trình độ trung cấp do
quy dịnh được tuyển sinh học sinh có trình độ trung học cơ sở nên việc tiếp thu kiến
thức kỹ thuật gặp nhiều khó khăn), theo phản ánh của học viên thì việc thực hành
từ 75 đến 85% trong tổng thời gian thực học chưa được một số cơ sở giáo dục nghề
nghiệp thực hiện theo quy định; việc liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
doanh nghiệp còn bất cập.
Định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và
THPT chưa hiệu quả, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và TI 1PT đăng ký tham gia
các khóa đào tạo nghề còn ở mức thấp.
Chương trình, giáo trình, thời lượng dạy nghề đặc biệt thời gian học viên thực
hành chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Một sổ ngành nghề mới chưa
có chương trình, giáo trình, một số bộ giáo trình đào tạo chưa được biên soạn lại
theo quy định mới của Luật giáo dục Nghề nghiệp.
2.2. về công tác giải quyết việc làm
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khá lớn; tính đến 31/12/2017 toàn
tỉnh có 4.011 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh (riêng
năm 2017 có thêm 404 doanh nghiệp) với tong số lao động khoảng 62.500 người.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua dào tạo tại địa phương được tuyển dụng làm việc tại
các doanh nghiệp còn thấp, việc gắn kết đào tạo và ệiải quyết việc làm còn bất cập;
một số doanh nghiệp chưa chù động hợp tác cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng
lao động, nếu có hầu như chỉ mang tính hình thức, hầu như chưa phản ánh chính
xác tình hình sử dụng lao động thực tế của doanh nghiệp. Công tác phối hợp giữa
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong đào tạo, giải quyết việc làm
chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.
Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng dược nhu cầu (thiếu các kỳ năng mềm,
tác phong làm việc công nghiệp, trang thiết bị dạy nghề chưa dược đầu tư kịp thời,
dồng bộ; kỹ năng thực hành hạn chế...) dẫn đến một số doanh có nhu cầu tuyển dụng
nhưng các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu càu; số ít được tuyển dụng nhưng
quá trình làm việc còn khó khăn dẫn đến đơn vị sử dụng lao động cho thôi việc hoặc
tự ý bỏ việc.
Thị trường lao động liên tục biến động vì vậy người lao động sau khi học
xong có thể thay đoi vị trí làm việc theo nhu cầu bản thân hoặc tiếp tục theo học
8