KẾ HOẠCH DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (SIPAS) CỦA SỞ TÀI CHÍNH
Lượt xem: 5

Thực hiện Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 18/3/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc duy trì và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh Lào Cai năm 2024; Sở Tài chính ban hành Kế hoạch duy trì và nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của đơn vị năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Duy trì và tiếp tục nâng cao các nội dung của Chỉ số SIPAS đã đạt được; nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn thuộc Sở (sau đây viết tắt là các phòng), trung tâm thuộc sở;  của mỗi công chức, viên chức người lao động vào quá trình xây dựng, giám sát việc thực thi chính sách.

2. Yêu cầu:

- Có biện pháp khắc phục và tổ chức triển khai có chất lượng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan chính quyền.

- Người đứng đầu các phòng, trung tâm phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ số SIPAS, xem đây là một kênh thông tin khách quan, toàn diện.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các phòng, trung tâm, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; trong quá trình triển khai xác định Chỉ số SIPAS.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ:

1.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách công:

a) Trách nhiệm giải trình của các phòng  thuộc sở:

- Thực hiện đúng, đủ quy định về công khai, minh bạch các thông tin chính sách tại trụ sở cơ quan, tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp, Cổng thông tin điện tử; hình thức công khai phù hợp, thuận tiện; cung cấp, giải thích thông tin về các chính sách theo nhiều hình thức, giúp mọi người dân dễ tìm, dễ thấy.

- Tăng cường và đổi mới công các tuyên truyền các lĩnh vực được giao quản lý trong nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân, tổ chức trong quá trình xây dựng và tổ chức thực thi chính sách.

b) Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách:

- Tạo điều kiện cho Nhân dân được biết, được bàn, được tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; được phản ánh, kiến nghị, tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các cơ chế, chính sách của Trung ương, của địa phương.

- Tiếp tục triển khai đo lường sự hài lòng của người dân với sự phục vụ của  cơ quan Sở Tài chính để nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Các phòng thuộc Sở chủ động, tích cực hơn trong việc gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân; tăng cường trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quản lý để khắc phục và nâng cao trách nhiệm trong việc giải trình đối với người dân.

- Các chính sách được đăng tải bằng nhiều hình thức để người dân dễ dàng tham gia góp ý kiến; nêu ý kiến đánh giá về tình hình triển khai và kết quả, tác động của các chính sách tại cơ sở trực tiếp thực hiện.

c) Chất lượng tổ chức thực hiện chính sách:

* Tham mưu thực hiện tốt chính sách về phát triển kinh tế ở địa phương: Tiếp tục triển khai có hiệu quả quy định về thu hút đầu tư, kinh doanh, việc làm, tín dụng tại địa phương theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 20/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai về một số giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Chương trình số 05/CTr-UBND ngày 19/01/2024 Chương trình hành động của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

* Tham mưu thực hiện tốt các chính sách về cung cấp dịch vụ y tế công lập; Cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông công lập; chính sách về trật tự, an toàn xã hội; Chính sách về giao thông đường bộ; Chính sách về điện, nước sinh hoạt: Chính sách về an sinh xã hội:  Các phòng, trung tâm thuộc Sở căn cứ chức năng nhiêm vụ được giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan các chính  nêu trên phải tích cực chủ động tham mưu để triển khai tốt nhất mục tiêu chính scahs trên địa bàn

* Tổ chức thực hiện tốt chính sách cải cách hành chính ở Sở Tài chính:

- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành của thành viên Ban chỉ đạo CCHC tỉnh về cải cách tài chính công; nâng cao trách nhiệm của trưởng các phòng, trung tâm thuộc sở, công chức, viên chức có trách nhiệm trong việc triển khai, thực hiện công tác CCHC của Sở;

- Trưởng các phòng, trung tâm thuộc Sở trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện CCHC và chịu trách nhiệm về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ CCHC được giao; xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng công chức, viên chức.

1.2. Việc cung ứng dịch vụ hành chính công:

a) Thủ tục hành chính:

- Tiếp tục thực hiện tốt việc niêm yết công khai và thông tin về quy trình giải quyết các TTHC.

- Tập trung rà soát, đơn giản hóa TTHC, kiến nghị cấp có thẩm quyền cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính không phù hợp, không cần thiết; cập nhật, công bố, công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính. Niêm yết, công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh/Trang thông tin điện tử của đơn vị và tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC.

- Tăng cường kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan, nhất là trách nhiệm của cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết TTHC cho người dân; thực hiện nghiêm việc xin lỗi khi hồ sơ trễ hạn; kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu.

- Đẩy mạnh việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ; số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu TTHC trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

b) Công chức trực tiếp giải quyết công việc:

- Loại bỏ các hành vi không phù hợp của cán bộ, công chức như nhũng nhiễu, làm việc không đúng giờ, trễ hẹn, ưu tiên người thân, quen ...

- Hướng dẫn, hỗ trợ người dân chuẩn bị hồ sơ dễ hiểu, đầy đủ.

- Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, củng cố thói quen xin lỗi người dân khi cán bộ, công chức có sai sót, hồ sơ bị chậm muộn.

c) Kết quả: Cán bộ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân đúng hẹn, có thông tin đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính công bằng.

d) Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân:

- Can bộ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công chú trọng nhiều hơn đến việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, giúp người dân phản ánh, kiến nghị dễ dàng.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân đúng quy định; các cơ quan, đơn vị có Hòm thư góp ý đặt ở vị trí thuận tiện; công khai số điện thoại tiếp nhận phản ánh kiến nghị; thực hiện việc tiếp công dân theo đúng quy định; lắng nghe phản ánh, kiến nghị của người dân từ những cuộc tiếp xúc cử tri. Khi có phản ánh, kiến nghị phải giải quyết triệt, không để xảy ra tình trạng người dân phản ánh nhưng không được xem xét, giải quyết.

- Thông báo kết quả xử lý phản ánh kiến nghị cho người dân kịp thời.

2. Giải pháp:

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm trong việc triển khai, thực hiện chỉ số SIPAS của Sở Tài chính;

- Nâng cao nhận thức của từng cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của Chỉ số SIPAS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từ đó tăng cường hành động, tạo sự chuyển biến đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số SIPAS của tỉnh;

- Chú trọng lắng nghe và thường xuyên đối thoại với người dân, doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức, viên chức; quan tâm tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho chính quyền cơ sở gắn việc triển khai thực hiện Chỉ số PAPI vào một trong những tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân người đứng đầu và cơ quan, đơn vị;

- Trưởng các phòng, trung tâm thuộc Sở trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện CCHC và chịu trách nhiệm về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ CCHC được giao; xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thực hiện nhiêm vụ được giao; phân công rõ trách nhiệm của từng, công chức, viên chức.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC theo Đề án số 14-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 và Đề án số 14-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025”. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào tiến trình cải cách và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy vai trò tích cực của báo chí, các cá nhân, tổ chức trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực và tiêu cực của các tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính;

- Đẩy mạnh kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả;

- Tiếp tục rà soát và đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực được giao quản lý nhà nước. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC  HIỆN

1. Trách nhiệm của Văn phòng:

- Là cơ quan đầu mối chủ trì tham mưu, giúp Lãnh đạo Sở chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các phòng, Trung tâm trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cải thiện các Chỉ số theo nhiệm vụ được phân công. Định kỳ theo từng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, Văn phòng Sở tổng hợp, Xây dựng báo cáo của Sở tài chính về tình hình và kết quả thực hiện cải thiện Chỉ số SIPAS của Sở (cùng với báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX, PAPI);

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật và thực thi công vụ của các phòng, trung tâm.

2. Trách nhiệm của Thanh tra sở, các phòng chuyên môn, Trung tâm thuộc Sở

 Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn, Trung tâm thuộc Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai thực hiện tốt các nội dung theo Kế hoạch. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm theo thời gian báo cáo công tác cải cách hành chính để gửi báo cáo theo nội dung được giao về cho Văn phòng Sở tổng hợp thành báo cáo chung của Sở Tài chính (cùng với báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX, PAPI).

Trên đây là Kế hoạch duy trì và nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của Sở Tài chính tỉnh Lào Cai năm 2024, yêu cầu các phòng, Trung tâm nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập