Page 815 - KyYeuKyVII
P. 815

mũi nhọn phù hợp với từng địa phương, ví dụ: Bổ sung giáo viên dạy nghề về du lịch cho các
                trung tâm của Bắc Hà, Sapa)‖.
                        -  Giải pháp 1:        chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động
                của địa phương đặc biệt lao động là người dân tộc thiểu số...‖; Đề nghị điều chỉnh
                bổ sung thêm như sau: ― ........ Đối với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tinh Lào
                Cai phải có trách nhiệm đào tạo nghề và sử dụng lao động của địa phương”.
                        - Tại ý 1, giải pháp 2: Đề nghị bổ sung một nội dung như sau: ―Chỉ đạo hướng dẫn các
                cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội. Xác
                định nghề trọng điểm cho các Trung tâm đào tạo nghề theo quy hoạch, kế hoạch phát triển
                kinh tế - xã hội của từng huyện, để đầu tư trang thiết bị dạy nghề phù hợp, hiệu quả tránh lãng
                phí; ‖,
                        - Tại ý 2, giải pháp 2: đề nghị bổ sung như sau: ―Nhà nước chỉ giao chỉ tiêu và hỗ trợ
                bồi dưỡng nghề, đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân vùng đặc biệt khó khăn và lao động
                nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi NCC với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật,

                người bị thu hồi đất canh tác vùng thuận lợi’'.
                        - Giải pháp thứ 4: Ngoài việc đầu tư có trọng điểm, đồng bộ các thiết bị dạy nghề nên
                bổ sung thêm: ―Xem xét đầu tư cơ sở vật chất như phòng học, nhà xưởng, nhà hiệu bộ, ký túc
                xá...‖. Vì để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy nghề thì cần có đầy đủ cơ sở vật chất này. Hiện
                nay Trung tâm GDNN-GDTX Sa Pa, Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai vẫn còn
                thiếu phòng học, Trung tâm GDNN- GDTX Bảo Yên, Trung tâm GDNN-GDTX Mường
                Khương vẫn còn thiếu nhà xưởng, ký túc xá, khu nhà hiệu bộ, ...
                        - Giái pháp thứ 5: ―Để kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, pháp huy chức năng
                trung tâm‖. Thì cần có thông tư xếp hạng các trung tâm GDNN-GDTX để các trung tâm có
                căn cứ xây dựng đề án vị trí việc làm.
                        - Giải pháp thứ 6: Nên bổ sung thêm: ―...phân luồng học tập THCS, THPT gắn liền
                với chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn và hàng năm, phù hợp với nhiệm
                vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương...‖
                        * Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt chất lượng và hiệu quả, đề
                nghị bổ sung một số giải pháp sau:
                        - Tập trung khảo sát nhu cầu đào tạo, tuyển sinh, mở lớp đào tạo nghề cho các đối
                tượng có nhu cầu tại địa phương (tập trung vào đối tượng lao dộng tham gia các vùng sản xuất
                hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh, có hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản
                phẩm với doanh nghiệp, lao dộng nông thôn làm nghề nông nghiệp có yêu cầu trình độ kỹ
                thuật và để tái cơ cấu ngành nông nghiệp).
                        -  Nghiên cứu, công nhận một số cơ sở đào tạo nghề không chính thống như: Xưởng
                sản xuất kinh doanh như nhôm kính, sửa chữa ô tô, xe máy, cắt tóc, gội đầu... tự đào tạo rất
                hiệu quả (hết thời gian học người học tự mở xưởng, cửa hàng kinh doanh hiệu quả.
                        - Đề nghị tỉnh có văn bản chỉ đạo cụ thể các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Lào
                Cai có trách nhiệm phối hợp, đầu tư đào tạo và nhận người lao động tại địa phương vào làm
                việc tại các doanh nghiệp.














                                                                                                             20
   810   811   812   813   814   815   816   817   818   819   820