CÔNG KHAI SỐ LIỆU VÀ THUYẾT MINH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2020 TRÌNH HĐND TỈNH LÀO CAI
Lượt xem: 148

THUYẾT MINH BÁO CÁO
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2019; Dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2020

PHẦN THỨ NHẤT:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NĂM 2019

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2019 được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XV quyết định tại Kỳ họp thứ 8. Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2019 như sau:

A. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2019

I. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:

Tỉnh Lào Cai được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn năm 2019 là 7.287.000 triệu  đồng, trong đó: thu nội địa: 5.227.000 triệu đồng (gồm: tiền sử dụng đất: 750.000 triệu đồng; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 25.000 triệu đồng; thu từ thuế, phí và thu khác: 4.452.000 triệu đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 2.060.000 triệu đồng.

Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh giao dự toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh năm 2019 tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 là: 9.000.000 triệu đồng, trong đó: thu nội địa: 6.240.000 triệu đồng (gồm: tiền sử dụng đất: 1.050.000 triệu đồng; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 30.000 triệu đồng; thu từ thuế, phí và thu khác: 5.160.000 triệu đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 2.060.000 triệu đồng; thu quản lý qua ngân sách: 700.000 triệu đồng.

Trong quá trình điều hành, UBND tỉnh giao chỉ tiêu phấn đấu tăng thu tại Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 01/3/2019 là 9.900.000 triệu đồng, trong đó: thu nội địa là 6.830.000 triệu đồng (gồm: tiền sử dụng đất là 1.300.000 triệu đồng; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là 30.000 triệu đồng; thu từ thuế, phí và thu khác là 5.500.000 triệu đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 2.370.000 triệu đồng; thu quản lý qua ngân sách là 700.000 triệu đồng.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh bảo cáo kết quả thực hiện đến 31/10/2019 và ước thực hiện cả năm 2019 như sau:

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2019

1.1. Thuận lợi:

(1) Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019 ổn định so với cùng kỳ: Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2019 đạt 10,1%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản (giảm 1,1% so với năm 2018), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (tăng 1,0% so với năm 2018) và dịch vụ (tăng 0,1% so năm 2018)[1]. GRDP bình quân đầu người đạt 67 triệu đồng/năm, tăng 6 triệu đồng so với năm 2018;…

(2) Mức thu thuế Bảo vệ môi trường tăng từ ngày 01/01/2019 theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(3) Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018, (bỏ quy định giảm 50% thuế thu nhập cá nhân của cá nhân tại khu kinh tế).

(4) Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/02/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ (LPTB) có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2019: Bổ sung quy định về mức thu đối với ô tô vừa chở người, vừa chở hàng nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (tỉnh Lào Cai tăng từ 2% lên là 7,2%).

(5) Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương quyết định về giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện, theo đó giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1.720,65 đ/kwh lên 1.864,44 đ/kwh áp dụng từ ngày 20/3/2019.

(6) Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh tiếp tục phát huy vai trò cho việc vận chuyển hàng hóa từ Lào Cai, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội đã được ngành đường sắt đầu tư nâng cấp đường ray và mua thêm toa xe chở hàng hóa về các tỉnh miền xuôi và ngược lại, đã tác động giảm chi phí vận tải của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư của các Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai; một số tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ hoàn thành nâng cấp sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hoạt động du lịch.

(7) Chính sách đối với các khoản thu thuế, phí khác năm 2019 về cơ bản ổn định; công cuộc cải cách thủ tục hành chính của các Bộ, ngành và tỉnh Lào Cai đã tạo thuận lợi cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

1.2. Khó khăn:

(1) Chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư giữa Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật quản lý thuế năm 2016 và Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính không quy định rõ hoàn thuế cho dự án đầu tư mới hay đầu tư mở rộng, dẫn đến hồ sơ đề nghị hoàn thuế chưa được giải quyết, từ đó cũng ảnh hưởng đến số thu về thuế GTGT.

(2) Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản giảm do thực hiện theo Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc quy đổi số lượng quặng thành phẩm ra số lượng quặng nguyên khai đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai thì một số loại quặng giảm hệ số quy đổi ra tinh quặng nên tác động làm giảm số thu ngân sách.

(3) Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ của một số doanh nghiệp thấp hơn so với cùng kỳ, hoạt động sản xuất kinh doanh một số thủy điện bị ảnh hưởng do thiên tai, cụ thể:

- Đối với ngành khai khoáng: một số quặng tiêu thụ giảm so với cùng kỳ như Quặng sắt giảm mạnh do đầu ra hạn chế xuất khẩu, một số khu vực khai thác đánh giá lại quy mô, diện tích khai thác (mỏ sắt Quý sa - Văn Bàn), sản lượng khai thác bằng 89% so với cùng kỳ năm 2018. Quặng Apatit giảm do đây là nguyên liệu đầu vào của một số nhà máy sản xuất hóa chất (phốt pho vàng, phân bón,…). Một số doanh nghiệp sản xuất năm 2018 có doanh thu cao thì năm 2019 sản lượng tiêu thu giảm so với cùng kỳ như Công ty CP hóa chất Đức Giang, công ty DAP Vinachem số 2 Lào Cai,…dẫn đến sản lượng khai thác và tiêu thụ Apatit đạt 86,5% so với cùng kỳ.

- Ngành công nghiệp chế biến: mặt hàng phốt pho vàng, axit photphoric xuất khẩu giảm do phía Trung Quốc tăng cường chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu.

- Lượng mưa thấp hơn cùng kỳ năm 2018, ảnh hưởng đến công suất phát điện và giảm sản lượng điện bán ra của các nhà máy thủy điện khoảng 192 triệu Kwh nên ảnh hưởng giảm thu ngân sách.

(4) Thị trường bất động sản trầm lắng, chưa có dấu hiệu sôi động trở lại nên ảnh hưởng giảm thu ngân sách từ các khoản thu liên quan đến bất động sản.

(5) Phía Trung Quốc tăng cường chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như chính sách quản lý mặt hàng, tăng thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; quản lý chặt chẽ các cửa khẩu phụ, lối mở nên ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở.

(6) Mặt hàng phân bón nhập khẩu giảm mạnh do nguồn cung cấp từ các nhà máy sản xuất phân bón trong nước đã đi vào hoạt động ổn định, sản lượng đáp ứng được nhu cầu của ngành nông nghiệp. Mặt khác, một số doanh nghiệp kinh doanh phân bón chuyển sang hình thức tạm nhập - tái xuất để cung cấp sang thị trường nước ngoài, dẫn đến nguồn thu ngày cũng được đánh giá là có chiều hướng tiếp tục giảm.

2. Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến 31/10/2019 và ước thực hiện cả năm 2019

Tổng thu NSNN trên địa bàn đến 31/10/2019 đạt 6.988.846 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 9.400.000 triệu đồng, bằng 129% dự toán Trung ương giao, bằng 104,4% dự toán HĐND tỉnh giao. Cụ thể:

a) Thu nội địa: thực hiện đến 31/10/2019 đạt 4.841.612 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 6.508.000 triệu đồng, bằng 124,5% dự toán Trung ương giao, bằng 104,3% dự toán HĐND tỉnh giao.

Thu nội địa từ thuế, phí, lệ phí và thu khác (không bao gồm tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết): thực hiện đến 31/10/2019 đạt 3.990.270 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 5.180.000 triệu đồng, bằng 116,4% dự toán Trung ương giao, bằng 100,4% dự toán HĐND tỉnh giao. Chi tiết một số khoản thu chủ yếu như sau:

- Thu từ khu vực doanh nghiệp do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Trung ương quản lý thực hiện đến 31/10/2019 đạt 548.986 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 715.000 triệu đồng, bằng 94,1% dự toán Trung ương giao, bằng 86,1% dự toán HĐND tỉnh giao. Chỉ tiêu này đạt thấp chủ yếu do số nộp NSNN của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam giảm do sản lượng tiêu thụ apatit giảm so với cùng kỳ.

- Thu từ khu vực doanh nghiệp do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, địa phương quản lý thực hiện đến 31/10/2019 đạt 101.451 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 121.000 triệu đồng, bằng 110% dự toán Trung ương giao, bằng 110% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đến 31/10/2019 đạt 173.468 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 210.000 triệu đồng, bằng 95,5% dự toán Trung ương giao, bằng 95,5% dự toán HĐND tỉnh giao. Lĩnh vực thu này không đạt dự toán HĐND tỉnh giao chủ yếu do Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Quốc tế Lào Cai không đạt số thu nộp do phía Trung Quốc ban hành chính sách hạn chế người qua biên giới đánh bạc.

- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện đến 31/10/2019 đạt 1.262.222 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 1.794.000 triệu đồng, bằng 118,4% dự toán Trung ương giao, bằng 96,6% dự toán HĐND tỉnh giao. Chỉ tiêu này đạt thấp chủ yếu là do: một số doanh nghiệp được bù trù thuế GTGT đầu ra của dự án đang hoạt động với số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới; các nhà máy phốt pho giảm sản lượng do hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi chính sách biên mậu của Trung Quốc; một số nhà máy thuỷ điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa lũ cuối năm 2018,…

- Thu lệ phí trước bạ thực hiện đến 31/10/2019 đạt 209.634 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 250.000 triệu đồng, bằng 108,7% dự toán Trung ương giao, bằng 108,7% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Thu thuế thu nhập cá nhân thực hiện đến 31/10/2019 đạt 161.893 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 195.000 triệu đồng, bằng 102,6% dự toán Trung ương giao, bằng 100% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Thu thuế bảo vệ môi trường thực hiện đến 31/10/2019 đạt 223.357 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 275.000 triệu đồng, bằng 91,7% dự toán Trung ương giao, bằng 91,7% dự toán HĐND tỉnh giao. Chỉ tiêu này đạt thấp chủ yếu do sản lượng tiêu thụ xăng dầu ước cả năm 2019 đạt thấp hơn dự kiến.

- Thu phí, lệ phí thực hiện đến 31/10/2019 đạt 534.695 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 690.000 triệu đồng, bằng 101,5% dự toán Trung ương giao, bằng 86,5% dự toán HĐND tỉnh giao. Khoản thu này không đạt dự toán  chủ yếu do hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở giảm nên giảm số thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu khoảng 94 tỷ đồng; phí tham quan du lịch đạt thấp hơn dự kiến do một số tuyến đường giao thông dẫn vào các điểm du lịch đang thi công nên không thuận lợi cho du khách đi lại. 

- Thu tiền sử dụng đất thực hiện đến 31/10/2019 đạt 827.684 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 1.300.000 triệu đồng, bằng 173,3% dự toán Trung ương giao, bằng 123,8% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Thu tiền thuê đất thực hiện đến 31/10/2019 đạt 290.836 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 320.000 triệu đồng, bằng 200% dự toán Trung ương giao, bằng 100% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện đến 31/10/2019 đạt 372.384 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 430.000 triệu đồng, bằng 358,3% dự toán Trung ương giao, bằng 358,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Khoản thu này đạt cao do thu vào ngân sách tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ của Tổng công ty Khoáng sản TKV - CTCP (cấp quyền khai thác năm 2018, nộp ngân sách năm 2019).

- Thu khác ngân sách thực hiện đến 31/10/2019 đạt 106.898 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 168.390 triệu đồng, bằng 104,9% dự toán Trung ương giao, bằng 99,8% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Thu cổ tức và lợi nhuận được chia: thực hiện đến 31/10/2019 đạt 0 triệu đồng, ước thực hiện cả năm đạt 5.000 triệu đồng, bằng 250% dự toán Trung ương giao, bằng 100% dự toán HĐND tỉnh giao. Chỉ tiêu này dự kiến cuối năm 2019 mới đạt dự toán do việc xác định lợi nhuận của các doanh nghiệp thường được thực hiện vào cuối năm.

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết thực hiện đến 31/10/2019 đạt 23.658 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 28.000 triệu đồng, bằng 112,0% dự toán Trung ương giao, bằng 93,3% dự toán HĐND tỉnh giao.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: thực hiện đến 31/10/2019 đạt 1.824.142 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 2.170.000 triệu đồng, bằng 105,3% dự toán Trung ương giao, bằng 105,3% dự toán HĐND tỉnh giao.

c) Thu quản lý qua ngân sách: thực hiện đến 31/10/2019 đạt 323.092 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 722.000 triệu đồng, bằng 103,1% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó: thu từ nguồn đóng góp khai thác khoáng sản đảm bảo hạ tầng giao thông là 220.000 triệu đồng; ghi thu - ghi chi giá trị quyết toán các dự án đô thị đầu tư theo hình thức BT và ghi thu - ghi chi một số khoản thu viện trợ, ủng hộ, đóng góp là 502.000 triệu đồng.

II. Thu ngân sách địa phương

Tổng thu ngân sách địa phương thực hiện đến 31/10/2019 đạt 10.261.162 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 16.811.802 triệu đồng, bằng 147% dự toán Trung ương giao, bằng 126,5% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:

1. Thu cân đối ngân sách địa phương: thực hiện đến 31/10/2019 đạt 8.514.181 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 13.757.253 triệu đồng, bằng 145,5% dự toán Trung ương giao, bằng 129,7% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:

a) Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: thực hiện đến 31/10/2019 đạt 4.398.639 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 5.987.220 triệu đồng, bằng 122,2% dự toán Trung ương giao, bằng 101,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:

- Thu từ thuế, phí và thu khác nội địa (không bao gồm tiền sử dụng đất): thực hiện đến 31/10/2019 đạt 3.570.955 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 4.687.220 triệu đồng, bằng 113% dự toán Trung ương giao, bằng 96,4% dự toán HĐND tỉnh giao. Khoản thu này giảm so với dự toán về số tuyệt đối là 172.994 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh giảm 157.994 triệu đồng; ngân sách huyện, thành phố giảm 15.000 triệu đồng. Để bù khoản hụt thu này của ngân sách tỉnh, UBND tỉnh sẽ báo cáo HĐND tỉnh giải pháp xử lý tại mục D, phần thứ nhất của báo cáo này.

- Thu tiền sử dụng đất: thực hiện đến 31/10/2019 đạt  827.684 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 1.300.000 triệu đồng, bằng 173,3% dự toán Trung ương giao, bằng 123,8% dự toán HĐND tỉnh giao.

b) Thu bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương: thực hiện đến 31/10/2019 đạt 4.100.000 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 4.558.925 triệu đồng, bằng 100% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.

c) Thu chuyển nguồn từ năm 2018 sang năm 2019: 2.884.952 triệu đồng.

d) Thu kết dư ngân sách: 224.326 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 2.328 triệu đồng; ngân sách huyện, thành phố là 221.998 triệu đồng.

e) Thu huy động đầu tư từ nguồn vốn vay lại Chính phủ vay nước ngoài: thực hiện đến 31/10/2019 đạt 15.542 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 101.830 triệu đồng, bằng 74,3% dự toán  HĐND tỉnh giao. Số tiền giảm thu tuyệt đối là 35.170 triệu đồng

2. Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương: Thực hiện đến 31/10/2019 đạt 1.423.889 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 2.332.549 triệu đồng, bằng 117,8% dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND tỉnh giao.

3. Thu quản lý qua ngân sách: thực hiện đến 31/10/2019 là 323.092 triệu đồng, ước thực hiện cả năm là 722.000 triệu đồng.

B. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách năm 2019

Tỉnh Lào Cai được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán chi ngân sách địa phương năm 2019 là 11.451.639 triệu đồng, bao gồm: chi cân đối ngân sách: 9.471.778 triệu đồng (trong đó: chi đầu tư phát triển: 1.499.156 triệu đồng; chi thường xuyên: 7.603.263 triệu đồng); chi từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu: 1.979.861 triệu đồng.

HĐND tỉnh giao dự toán chi ngân sách địa phương năm 2019 tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 là: 13.144.774 triệu đồng, bao gồm: chi cân đối ngân sách: 10.628.532 triệu đồng (trong đó: chi đầu tư phát triển 2.477.387 triệu đồng; chi thường xuyên 7.429.545 triệu đồng); chi từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình MTQG, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ là: 1.816.242 triệu đồng; chi quản lý qua ngân sách 700.000 triệu đồng.

UBND tỉnh đánh giá ước thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2019 như sau:

I. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2019:

Tổng chi NSĐP ước đạt 16.670.576 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn chuyển nguồn từ năm 2018 sang là 2.884.952 triệu đồng, thì tổng chi ngân sách địa phương năm 2019 ước đạt 13.785.624 triệu đồng, bằng 120,3% dự toán Trung ương giao, bằng 104,9% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:

1. Chi cân đối ngân sách địa phương:

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2019 ước đạt 12.686.246 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn chuyển nguồn từ năm 2018 sang là 1.590.806 triệu đồng, thì tổng chi ngân sách địa phương năm 2019 ước đạt 11.095.440 triệu đồng, bằng 117,1% dự toán Trung ương giao, bằng 104,4% dự toán HĐND tỉnh giao. Gồm:

1.1. Chi đầu tư phát triển năm 2019: ước đạt 3.557.733 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn chuyển nguồn từ năm 2018 sang là 814.869 triệu đồng, thì tổng chi đầu tư phát triển năm 2019 ước đạt 2.742.864 triệu đồng, bằng 183% dự toán Trung ương giao, bằng 110,8% dự toán HĐND tỉnh giao. Chi đầu tư phát triển tăng so với dự toán chủ yếu là do được trung ương cấp hoàn trả khoản kinh phí năm 2016 sử dụng từ nguồn thu sử dụng đất để chi trả cải cách tiền lương (do trung ương chưa bổ sung cân đối cho tỉnh số kinh phí cải cách tiền lương còn thiếu); do tăng thu tiền sử dụng đất so với dự toán HĐND tỉnh giao. Phân tích các khoản chi như sau:

- Chi từ nguồn XDCB tập trung ước đạt 967.458 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 258.102 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 709.356 triệu đồng, bằng 100% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất ước đạt 1.356.753 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 321.688 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 1.035.065 triệu đồng, bằng 150% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết ước đạt 37.115 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 9.115 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 28.000 triệu đồng, bằng 93% dự toán HĐND tỉnh giao. Khoản chi này không đạt dự toán do số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết ước thực hiện giảm so với dự toán HĐND tỉnh giao.

- Chi đầu tư từ nguồn tăng thu thuế, phí, thu khác và tiết kiệm chi thường xuyên ước đạt 724.874 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi chi từ nguồn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 60.389 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 664.485 triệu đồng, bằng 94% dự toán HĐND tỉnh giao. Khoản chi này không đạt dự toán do số thu được hưởng theo phân cấp từ thuế, phí và thu khác ước thực hiện giảm so với dự toán HĐND tỉnh giao.

- Chi đầu tư từ nguồn vốn vay lại chính phủ vay nước ngoài ước đạt 106.631 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi chi từ nguồn vốn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 4.801 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 101.830 triệu đồng, bằng 74,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Khoản chi này không đạt dự toán do một số dự án đầu tư không đạt tiến độ nên không giải ngân hết vốn.

- Chi từ nguồn tín dụng ưu đãi ước đạt 57.863 triệu đồng. Đây là khoản chi từ nguồn chuyển nguồn năm 2018 sang năm 2019 để thực hiện Dự án Hồ điều phối lũ thành phố Lào Cai.

- Chi từ các nguồn vốn khác 92.563 triệu đồng. Đây là khoản chi từ nguồn chuyển nguồn năm 2018 sang năm 2019 của các huyện, thành phố.

- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật ước đạt 24.500 triệu đồng, bằng 100% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Chi trích lập quỹ phát triển đất ước đạt 189.976 triệu đồng, bằng 105,8% dự toán HĐND tỉnh giao do một số huyện trích lập quỹ đối với số thu tiền sử dụng đất năm 2017, 2018.

1.2. Chi thường xuyên:

Tổng chi thường xuyên năm 2019 ước đạt 8.675.650 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn vốn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 465.379 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 8.210.271 triệu đồng, bằng 110,5% dự toán HĐND tỉnh giao.  Chi thường xuyên đã đáp ứng các nhiệm vụ theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019 và các nhiệm vụ cấp bách phát sinh, đã đảm bảo chi trả toàn bộ các chính sách an sinh xã hội và cơ chế chính sách chi của Trung ương và địa phương. Trong đó:

- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề ước đạt 3.937.215 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi chi từ nguồn vốn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 81.389 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 3.855.826 triệu đồng, bằng 108,6% dự toán Trung ương giao, bằng 106,5% dự toán HĐND tỉnh giao.

- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ ước đạt 50.287 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi chi từ nguồn vốn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 2.822 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 47.465 triệu đồng, bằng 226,7% dự toán Trung ương giao, bằng 124,9% dự toán HĐND tỉnh giao.

1.3. Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: ước thực hiện hết năm 2019, nguồn cải cách tiền lương của tỉnh còn 450.463 triệu đồng.

1.4. Chi trả nợ lãi, phí vay: ước thực hiện 1.300 triệu đồng, bằng 37,1% dự toán trung ương và HĐND tỉnh giao. Chỉ tiêu này thực hiện thấp so với dự toán là do trong phương án dự toán đầu năm tính toán các khoản lãi phải trả theo kế hoạch nhận nợ vay vốn ODA, tuy nhiên thực tế triển khai một số dự án chậm giải ngân nên phải lùi thời gian nhận nợ dẫn đến lùi thời gian trả lãi, làm giảm dự toán ngân sách năm 2019.

1.5. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: ước thực hiện 1.100 triệu đồng, bằng 100% dự toán trung ương giao và HĐND tỉnh giao.

2. Chi từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: ước thực hiện cả năm đạt 2.800.811 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi chi từ nguồn vốn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 1.269.849 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 1.530.962 triệu đồng, bằng 84,3% dự toán Trung ương và dự toán HĐND tỉnh giao.

2.1. Chi chương trình mục tiêu quốc gia: Ước thực hiện cả năm đạt 818.940 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi chi từ nguồn vốn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 107.726 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 711.214 triệu đồng, bằng 92,3% dự toán Trung ương và dự toán HĐND tỉnh giao.

2.2. Chi chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khác: Ước thực hiện cả năm đạt 1.981.871 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn vốn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 1.162.123 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 819.748 triệu đồng, bằng 78,4% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.

3. Chi quản lý qua ngân sách ước thực hiện 746.297 triệu đồng, bằng. Nếu loại trừ số chi từ nguồn vốn chuyển nguồn 2018 sang 2019 là 24.297 triệu đồng, thì số thực hiện ước đạt 722.000 triệu đồng, bằng 103,1 dự toán HĐND tỉnh giao.

II. Tình hình vay và tr n của ngân sách địa phương năm 2019:

1. Số dư n vay đầu năm: 441.573 triu đồng, gồm:

- Dư nợ vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 121.573 triệu đồng, trong đó: Dư nợ vốn vay Ngân hàng Phát triển thực hiện dự án Năng lượng nông thôn REII: 80.617 triệu đồng.

- Dự nợ vay trong nước khác theo quy định của pháp luật: 320.000 triệu đồng, trong đó: Dư nợ vay Ngân hàng Phát triển theo Chương trình Kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn: 320.000 triệu đồng.

2. Số vay trong năm 2019:

- Số đã vay trong năm đến 31/10/2019 là: 23.757 triệu đồng.

- Ước số vay đến 31/12/2019 là 101.830 triệu đồng.

3. Số trả nợ gốc năm 2019:

- Tổng số nợ gốc đã trả đến 31/10/2019 là 141.226 triệu đồng.

- Ước trả nợ gốc cả năm 2019 là 141.226 triệu đồng.

4. Dư nợ gốc vay cuối năm 2019:

Dự kiến Dư nợ gốc vay 31/12/2019: 402.177 triệu đồng, trong đó:

- Dư nợ vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 216.177 triệu đồng, gồm 07 dự án.

- Dư nợ vay trong nước khác theo quy định của pháp luật: 186.000 đồng, gồm 01 dự án.

5. Thực hiện trả phí, lãi vay:

- Dự toán chi trả nợ lãi, phí vay năm 2019: 3.500 triệu đồng.

- Thực hiện 31/10/2019: 1.252 triệu đồng

- Ước thực hiện năm 2019: 1.300 triệu đồng.

 

PHẦN THỨ HAI:
DỰ TOÁN THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH NĂM 2020

Dự toán năm 2020, UBND tỉnh xây dựng dựa trên kết quả thảo luận dự toán giữa Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với địa phương. Sau khi có số liệu chính thức theo Nghị quyết của Quốc hội, nếu có thay đổi, UBND tỉnh sẽ báo cáo HĐND tỉnh điều chỉnh số liệu theo quy định.

A. Căn cứ xây dựng dự toán ngân sách năm 2020

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 thông qua ngày 25/6/2015.

- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25/06/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

- Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2025.

- Công văn số 7888/BTC-NSNN ngày 10/7/2019 của Bộ Tài chính về số kiểm tra thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 và số dự kiến thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021-2022;

- Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Lào Cai.

- Kế hoạch Tài chính 5 năm 2016-2020, Kế hoạch Tài chính - ngân sách 3 năm 2019-2021 của tỉnh Lào Cai;

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách 10 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2019.

B. Dự toán ngân sách năm 2020

Năm 2020 là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; là năm cuối của giai đoạn ổn định ngân sách 2017-2020. Việc thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2020 có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Dự toán ngân sách năm 2020 trong bối cảnh sau gần 30 năm tái lập, tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và việc mở rộng quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, đây là những tiền đề để kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển bền vững hơn trong năm 2020. Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo so với mặt bằng chung của cả nước; còn chưa tự cân đối được ngân sách cho chi tiêu thường xuyên, nguồn lực ngân sách cho đầu tư cho phát triển cơ bản vẫn phụ thuộc vào hỗ trợ của Trung ương; cơ sở vật chất, nhất là vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao (tỷ lệ hộ nghèo còn lại ước đạt 11,46%, tương ứng số hộ nghèo là 19.710 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo đạt 9,87%, tương ứng số hộ cận nghèo là 16.974 hộ). An ninh và trật tự xã hội vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp...

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2019 và phân tích, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020, tính toán cụ thể các yếu tố tác động đến thu - chi ngân sách, UBND tỉnh Lào Cai xây dựng dự toán ngân sách năm 2020 như sau:

I. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020

1. Các yếu tố tác động đến dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2020

1.1. Thuận lợi:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao từ những năm trước tạo đà phát triển cho năm 2020; Nhà nước tiếp tục quan tâm hỗ trợ sản xuất thông qua áp dụng thuế tự vệ đối với sản phẩm thép, phôi thép, phân bón nhập khẩu.

- Các kết cấu hạ tầng về giao thông, xây dựng, văn hóa – thể thao,... đã được đầu tư và hoàn thành những năm trước tiếp tục phát huy hiệu quả tác động đến tăng thu ngân sách.

- Tỉnh Lào Cai tiếp tục phát huy được lợi thế về giao thông, cửa khẩu, công nghiệp, dịch vụ thương mại; hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, phát triển thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản được phát huy; hoạt động du lịch phát triển mạnh tạo điều kiện cho ngành dịch vụ phát triển và tăng thu cho ngân sách.

-  Năng lực sản xuất mới của các dự án dự kiến đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2020: 3 dự án thủy điện mới đi vào hoạt động (Dự án thủy điện Nậm Khắt, Dự án thủy điện Nậm Phàng B, Dự án thủy điện Pờ Hồ) với công suất thiết kế 25,2MW, dự kiến sản lượng điện tiêu thu 98 triệu Kwh; Dự án khu Công viên vui chơi giải trí huyện Bát Xát, dự kiến thời gian đi vào hoạt động là quý 3 năm 2020; một số cơ sở nhà hàng, nhà lưu trú lớn tại thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động…

1.2. Khó khăn:

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi như trên, công tác thu ngân sách năm 2020 dự báo gặp một số khó khăn làm giảm thu như sau:

- Dự báo hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng thế mạnh của nước ta qua các cửa khẩu Lào Cai tiếp tục gặp khó khăn do chính sách nhập khẩu hoặc kiểm soát của nước bạn.

- Những khoản thu đột biến phát sinh năm 2019 mà năm 2020 sẽ không có gồm: Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm 2018, nộp vào năm 2019 của Tổng công ty Khoáng sản TKV-CTCP (Nộp cho Mỏ - Tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai): 114.153 triệu đồng; tiền thuê đất một lần cho 50 năm của Công ty TNHH Đầu tư Tây Bắc và các tổ chức, cá nhân khác: 167.516 triệu đồng.

- Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn gặp khó khăn về mặt tài chính, khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, khó khăn về tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp.

- Giao thông của tỉnh kết nối chưa đồng bộ, dịch vụ và kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như giảm số nộp ngân sách nhà nước.

- Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại nên khó khăn trong huy động các nguồn thu từ bất động sản.

- Năm 2020 là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020, nhiều mục tiêu cần tăng tốc về đích, cần nguồn lực lớn để thực hiện, trong khi ngân sách địa phương còn khó khăn nhưng tiếp tục bị cắt giảm thêm 20% thành 70% số tăng thu thực hiện so với dự toán trung ương giao để làm nguồn cải cách tiền lương nên sẽ làm giảm nguồn lực của ngân sách địa phương.

2. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2020

Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2020 là 10.300.000 triệu đồng, bằng 139,6% Trung ương giao và bằng 109,6% so với ước thực hiện năm 2019, gồm:

a) Thu nội địa:

Dự toán thu nội địa là 7.450.000 triệu đồng, bằng 128,9% so với dự toán Trung ương giao, bằng 114,5% so với ước thực hiện năm 2019. Trong đó, thu nội địa từ thuế, phí, lệ phí và thu khác (không bao gồm tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết): 6.105.000 triệu đồng, bằng 123,3% Trung ương giao, bằng 117,9% so với ước thực hiện năm 2019, đảm bảo theo yêu cầu của Bộ Tài chính tại Thông tư số 38/2019/TT-BTC (tăng bình quân 10-12% so với ước thực hiện năm 2019). Chi tiết một số khoản thu chủ yếu như sau:

- Thu từ khu vực doanh nghiệp do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Trung ương quản lý: 950.000 triệu đồng.

- Thu từ khu vực doanh nghiệp do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo địa phương quản lý: 130.000 triệu đồng.

- Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 230.000 triệu đồng.

- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 2.050.000 triệu đồng.

- Thuế thu nhập cá nhân: 200.000 triệu đồng.

- Thuế bảo vệ môi trường: 345.000 triệu đồng.

- Thu lệ phí trước bạ: 255.000 triệu đồng.

- Thu phí, lệ phí: 750.000 triệu đồng.

- Thu tiền sử dụng đất: 1.300.000 triệu đồng.

- Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước: 550.000 triệu đồng.

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: 343.000 triệu đồng.

- Thu cổ tức và lợi nhuận được chia: 7.000 triệu đồng.

- Thu khác ngân sách: 288.840 triệu đồng.

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 45.000 triệu đồng.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 2.300.000 triệu đồng, bằng 143,8% so với dự toán Trung ương giao bằng 106% so với ước thực hiện năm 2019.

c) Thu quản lý qua ngân sách: 550.000 triệu đồng, bằng 110% so với ước thực hiện năm 2019.

II. Dự toán thu ngân sách địa phương năm 2020

Tổng dự toán thu ngân sách địa phương năm 2020 là 15.268.000 triệu đồng.

1. Thu cân đối ngân sách địa phương: 11.617.698 triệu đồng. Trong đó:

a) Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 6.961.157 triệu đồng, gồm:

- Thu từ thuế, phí và thu khác từ nội địa: 5.661.157 triệu đồng.

- Thu tiền sử dụng đất: 1.300.000 triệu đồng.

b) Thu bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương: 4.649.925 triệu đồng.

c) Số bổ sung thực hiện CCTL 1,49 triệu đồng/tháng: 6.616 triệu đồng.

2. Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương: 3.100.302 triệu đồng.

3. Thu quản lý qua ngân sách: 550.000 triệu đồng

III. Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2020:

Tổng dự toán chi ngân sách địa phương năm 2020 là 15.640.505 triệu đồng. Trong đó:

1. Chi cân đối ngân sách địa phương: 12.415.716 triệu đồng. Chi tiết:

a) Chi đầu tư phát triển: 3.288.543 triệu đồng. Dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020 bằng 26,5% tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2020. Trong đó:

- Chi đầu tư từ nguồn XDCB tập trung: 742.592 triệu đồng.

- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 1.075.540 triệu đồng, trong đó:

+ Chi trích Quỹ Phát triển đất: 121.200 triệu đồng (ngân sách cấp tỉnh: 50.000 triệu đồng; ngân sách huyện, thành phố: 71.200 triệu đồng).

+ Chi đầu tư cho các dự án: 954.340 triệu đồng (ngân sách cấp tỉnh: 526.640 triệu đồng; ngân sách huyện, thành phố: 427.700 triệu đồng).

- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 45.000 triệu đồng (ngân sách cấp tỉnh: 13.500 triệu đồng; ngân sách huyện, thành phố: 31.500 triệu đồng).

- Chi đầu tư t ngun tăng thu thuế, phí, thu khác và ngun tiết kim chi thường xuyên: 935.080 triu đồng (ngân sách cp tnh: 740.687 triệu đồng; ngân sách huyn, thành phố: 194.393 triu đồng).

- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật: 30.600 triệu đồng.

- Chi đầu tư từ nguồn vốn vay lại chính phủ vay nước ngoài: 459.731 triệu đồng.

b) Chi thường xuyên: 8.188.073 triệu đồng. Dự toán chi thường xuyên năm 2020 bằng 65,9% tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2019. Trong đó:

- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 3.996.020 triệu đồng (bao gồm cả chi từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện chính sách, chế độ cho học sinh, sinh viên: 224.418 triệu đồng).

- Chi s nghip khoa hc và công ngh: 30.406 triệu đồng.

- Chi thường xuyên chưa phân bổ của ngân sách cấp tỉnh: 638.323 triệu đồng, dự kiến sẽ sử dụng cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chính sách chế độ phát sinh trong năm và bố trí vốn cho các dự án xây dựng cơ bản quyết toán, hoàn thành, chuyển tiếp sử dụng nguồn vốn sự nghiệp. Trong quá trình điều hành ngân sách, UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh thỏa thuận trước khi phân bổ.

c) Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương: 650.000 triệu đồng.

d) Chi trả lãi, phí vay: 8.000 triệu đồng.

đ) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.100 triệu đồng.

e) Dự phòng ngân sách 280.000 triệu đồng, bằng 2,25% tổng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương.

* Về tỷ lệ tự cân đối chi thường xuyên của ngân sách địa phương theo dự toán năm 2020:

Tỷ lệ tự cân đối chi thường xuyên nếu tính bằng: thu từ thuế, phí và thu khác từ nội địa (không bao gồm tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) so với dự toán chi thường xuyên là: 5.616.157/8.188.073 = 68,6%.

Tỷ lệ tự cân đối chi thường xuyên và chi đầu tư: tổng thu ngân sách địa pương được hưởng theo phân cấp so với tổng dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư là: 6.961.157/11.476.616 = 60,7%.

2. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: 2.674.789 triệu đồng, trong đó:

- Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: 1.094.087 triệu đồng

- Chi thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khác: 1.580.702 triệu đồng.

3. Chi quản lý qua ngân sách: 550.000 triệu đồng.

IV. Bội chi ngân sách địa phương năm 2020

 Dự kiến bội chi ngân sách địa phương năm 2020 là 372.505 triệu đồng.

V. Kế hoạch vay và trả nợ của ngân sách địa phương năm 2020

 1. Hạn mức dư nợ vay của tỉnh

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 7, Luật ngân sách số 83/2015/QH13 thì tỉnh Lào Cai có hạn mức dư nợ vay không vượt quá 20% số thu được hưởng theo phân cấp, cụ thể:

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 7.379.000 triệu đồng.

- Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 5.369.200 triệu đồng.

- Hạn mức dư nợ vay: 5.369.200 triệu đồng x 20% = 1.073.840 triệu đồng.

2. Số dư n vay đầu năm: 402.177 triệu đồng, gồm:

- Dư nợ vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 216.177 triệu đồng, (gồm 07 dự án bao gồm cả dự án Năng lượng nông thôn REII).

- Dư nợ vay trong nước khác theo quy định của pháp luật: 186.000 đồng, (gồm 01 dự án).

3. Kế hoạch vay trong năm 2020: Vay nguồn vốn vay lại Chính phủ vay nước ngoài năm 2020: 459.731 triệu đồng, gồm 07 dự án.

4. Kế hoạch trả nợ trong năm: Tổng số tiền trả nợ trong năm 2020 theo kế hoạch là 87.226 triệu đồng, gồm:

- Trả nợ Dự án Năng lượng nông thôn REII: 7.226 triệu đồng.

- Trả nợ Chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn: 80.000 triệu đồng.

5. Dư n vay cuối năm: Tổng dư nợ cuối năm ước tính là: 774.682 triệu đồng, trong đó: 

- Dư nợ vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 668.682 triệu đồng (08 dự án).

- Dư nợ vay trong nước khác theo quy định của pháp luật: 106.000 triệu đồng (01 dự án).

6. Trả n lãi, phí vay trong năm: 8.000 triệu đồng.

Như vậy tổng dư nợ vay đầu năm và cuối năm của ngân sách địa phương luôn nằm trong hạn mức dư nợ của chính quyền địa phương, tỷ lệ mức dư nợ đầu năm so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương là 37,5%, tỷ lệ mức dư nợ cuối năm so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương là 72,1%.

(Chi tiết số liệu có các biểu và phụ biểu kèm theo tải về ).

C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN DỰ TOÁN NSNN NĂM 2020:

1. UBND các cấp, cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tăng cường quản lý thu NSNN:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế.

  - Quản lý chặt chẽ các khoản thu, nhất là thu qua hình thức khoán; mở rộng cơ sở thuế (kể cả đối tượng và căn cứ tính thuế); kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế hải quan, nhất là những mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao như hàng tạm nhập tái xuất,...

  - Tạo mọi điều kiện để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân; hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, dịch vụ thông qua phát triển các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công; cơ cấu lại chi ngân sách trong từng lĩnh vực, tập trung đảm bảo cho các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, các chính sách an sinh xã hội, các dịch vụ quan trọng, thiết yếu.

- Thực hiện tốt công tác thẩm định giá cả hàng hóa, dịch vụ để đẩy mạnh tiết kiệm trong chi tiêu của ngân sách. Không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị, tài sản không gắn liền với cấu phần XDCB vào dự án đầu tư XDCB để tiết kiệm chi phí quản lý cho ngân sách.

- Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan: phối hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp dưới; triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước và sự nghiệp công; thực hiện tinh giản biên chế theo Đề án được duyệt gắn với cơ chế khoán chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc. Sở Nội vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ lương, các khoản phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và tổng hợp tình hình chung trên địa bàn toàn tỉnh.

- Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện triệt để việc tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước cho chi tiêu thường xuyên:

Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công. Cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài.... Việc tổ chức các hội nghị lớn và các đoàn đi công tác nước ngoài phải được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định. Không tổ chức các hội nghị, hội thảo có nội dung không thiết thực. Chuẩn bị kỹ các nội dung hội nghị, hội thảo và lồng ghép hợp lý các nội dung để rút ngắn thời gian tổ chức. Tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc.

Hạn chế phô trương, hình thức trong tổ chức các lễ tổng kết, đón nhận danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập ngành, lễ ký kết,...

Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra xuống cấp dưới phải đảm bảo thiết thực, chuẩn bị chu đáo đề cương, nội dung kiểm tra để hạn chế chi phí đón tiếp của cơ quan, đơn vị cấp dưới.

3. Thực hiện tốt các giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả dự án đầu tư từ ngân sách, kiểm soát chặt chẽ tổng mức đầu tư của dự án, các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả tài chính của dự án được giao quản lý.

4. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện các quy định về thu hút các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

5. Tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách địa phương để điều chỉnh kịp thời những bất cập. Các cơ quan chủ trì các đề án chủ động triển khai thực hiện kế hoạch của các đề án ngay từ đầu năm, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu của các đề án.

6. Cơ quan Tài chính, Kế hoạch phối hợp với các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi tiến độ giải ngân các nguồn vốn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong giải ngân vốn để hạn chế tối đa việc chuyển nguồn ngân sách sang năm sau. Các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu để xảy ra việc chậm thực hiện các dự án, nhiệm vụ dẫn đến phải hoàn trả nguồn vốn cho ngân sách Trung ương.

7. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công thông qua việc rà soát, hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ sự nghiệp công. Các cơ quan, đơn vị, huyện, thành phố đẩy mạnh việc đấu thầu, đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công. Tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần theo kế hoạch được phê duyệt.

  8. Tiếp tục mở rộng quy mô, quản lý và sử dụng hiệu quả các quỹ tài chính của tỉnh để tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong đó chú trọng đánh giá nguyên nhân và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý quỹ tài chính ngoài ngân sách để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực của các quỹ cùng với quỹ ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  

9. Tăng cường thực hiện chế độ công khai tài chính, ngân sách đầy đủ đối với tất cả các cấp, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Tăng cường thực hiện Quy chế tự kiểm tra của các tổ chức, các đơn vị. Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước.



[1] Cơ cấu kinh tế năm 2019: Nông lâm thủy sản 12,29%; Công nghiệp - Xây dựng 44,57%; Dịch vụ 43,14%. 






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập