Page 936 - KyYeuKyVII
P. 936
Điều 20. Tổng hợp, thông qua báo cáo kết quả giám sát chuyên đề
1. Chậm nhất 7 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát thực tế,
Thư ký Đoàn giám sát xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
2. Dự thảo báo cáo kết quả giám sát cần nêu rõ những nội dung sau:
Đánh giá chung; những thuận lợi, khó khăn; kết quả thực hiện; những tồn
tại, hạn chế; những kiến nghị, đề xuất.
3. Dự thảo báo cáo kết quả giám sát được xin ý kiến tất cả thành viên
Đoàn giám sát; có thể gửi xin ý kiến cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu sự giám
sát, hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi hoàn thiện, ban hành.
4. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại Điều
81, Luật Hoạt động giám sát.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CÙNG CẤP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CÁ NHÂN THUỘC ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ GIÁM SÁT
Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan thuộc đối tượng chịu sự giám sát
1. Báo cáo của cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng chịu sự giám sát được
xây dựng trên cơ sở kế hoạch, đề cương, yêu cầu của Đoàn giám sát và đặc
thù của cơ quan đơn vị trong lĩnh vực được giám sát do người đứng đầu cơ
quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát hoặc người được ủy quyền ký, gửi
đến Đoàn giám sát theo thời gian quy định trong kế hoạch giám sát; cung
cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu.
2. Trường hợp Đoàn công tác yêu cầu báo cáo bổ sung, chậm nhất là
05 ngày kể từ ngày được yêu cầu, cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát
có trách nhiệm báo cáo bổ sung bằng văn bản.
3. Khi nhận được yêu cầu của Đoàn giám sát, cơ quan, đơn vị thuộc
đối tượng giám sát có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, sắp xếp thời gian, địa
điểm, thành phần làm việc với Đoàn giám sát theo kế hoạch.
Điều 22. Thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát
1. Kết thúc cuộc giám sát, ngay sau khi Nghị quyết các vấn đề được
giám sát, báo cáo kết quả giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các
Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện được ban hành;
UBND cùng cấp, các cơ quan, đơn vị địa phương thuộc đối tượng chịu sự