Page 935 - KyYeuKyVII
P. 935
HĐND; chương trình giám sát xác định sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối
tượng giám sát trực tiếp; thời gian giám sát trong từng tháng để tổng hợp,
phục vụ công tác điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát.
Chương trình giám sát hàng năm được Tổ đại biểu HĐND xem xét
quyết định chậm nhất 03 ngày sau khi kết thúc kỳ họp cuối năm trước theo
tiêu chí sau:
1. Vấn đề nổi cộm, bức xúc được cử tri và dư luận quan tâm; việc chỉ
đạo, triển khai thực hiện chính sách pháp luật thuộc các lĩnh vực của đời
sống xã hội tại địa phương.
2. Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được HĐND, Thường
trực, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND tiến hành giám sát trong khoảng 02
năm tính đến thời điểm đề xuất.
Điều 18. Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề
Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND hoặc ủy quyền cho Tổ phó Tổ đại biểu có
thẩm quyền thành lập Đoàn giám sát, kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo và
một số nội dung khác liên quan như sau:
1. Quyết định thành lập Đoàn giám sát: Áp dụng tương tự việc thành
lập Đoàn giám sát của Ban HĐND. Hoạt động giám sát thực hiện theo quy
định tại Mục 4, Chương 3, Luật Hoạt động giám sát.
2. Xây dựng Kế hoạch chi tiết để tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề
gồm các nội dung chủ yếu như Khoản 1, Điều 5 Quy chế này.
3. Đề cương gợi ý báo cáo gồm các nội dung chủ yếu: Đặc điểm tình
hình chung; kết quả triển khai, thực hiện; những hạn chế, bất cập, nguyên
nhân; những kiến nghị và đề xuất.
Điều 19. Giám sát trực tiếp tại địa phương, đơn vị thuộc đối tượng
chịu sự giám sát
1. Đoàn giám sát bố trí thời gian đi giám sát, khảo sát thực tế để nắm
bắt, thu thập các thông tin cần thiết.
2. Làm việc với đơn vị chịu sự giám sát, trình tự buổi làm việc như
Khoản 2, Điều 6 Quy chế này.
3. Thời gian giám sát thực tế 01 cuộc giám sát không quá 5 ngày đối
với cấp tỉnh và không quá 03 ngày đối với cấp huyện.