Page 1103 - KyYeuKyVII
P. 1103
các cấp, các ngành tổ chức triển khai, thực hiện công tác dạy nghề và giải
quyết việc làm đạt được kết quả quan trọng, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ bản
đã chuyển dạy nghề từ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở dạy nghề
sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội; tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề tăng từ 43,1% năm 2015 lên 47,74% năm 2017.
2. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác dạy nghề và
giải quyết việc làm còn một số hạn chế, tồn tại như: Văn bản quy phạm chưa
được ban hành đầy đủ, đồng bộ; một số ngành nghề mới chưa có chương
trình, giáo trình, một số bộ giáo trình đào tạo chưa được biên soạn lại theo
quy định mới của Luật giáo dục Nghề nghiệp. Quy mô mạng lưới, cơ cấu
đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa phù hợp, cơ
bản trung tâm GDNN-GDTX thiếu giáo viên dạy nghề, thừa giáo viên dạy
văn hóa; chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề của một số cơ sở giáo dục nghề
nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; cơ cấu trình độ đào tạo nghề chủ yếu tập
trung ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ cao 79%, trình độ trung
cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ 21%; 21/40 mã ngành tại trường Cao đẳng nghề
Lào Cai không tuyển sinh được; trang thiết bị dạy nghề ở một số cơ sở giáo
dục nghề nghiệp thiếu đồng bộ, một số trang thiết bị không còn phù hợp.
Công tác dự báo, điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo gắn với việc làm
chưa sát với thực tế; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tư vấn, phân tích,
dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động còn bất cập; vai trò kết nối
giữa cơ sở đào tạo nghề với cơ sở sử dụng lao động chưa thật hiệu quả; định
hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT
chưa đáp ứng yêu cầu.
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác dạy nghề, và giải quyết
việc làm trong thời gian tới, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa
phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
1. Nghiên cứu, xây dựng Chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp
tỉnh Lào Cai đến năm 2025 và định hướng đến 2030. Đồng thời tiếp tục
nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút lao động phục
vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thương mại, dịch vụ du
lịch, chế biến khoảng sản; chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng
lao động của địa phương đặc biệt lao động là người dân tộc thiểu số...