CÔNG KHAI SỐ LIỆU VÀ THUYẾT MINH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2021 TRÌNH HĐND TỈNH LÀO CAI
Lượt xem: 688

THUYẾT MINH BÁO CÁO
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sáchnăm 2020; Dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán ngân sách 
 
địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2021

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NĂM 2020

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2020 được Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Khóa XV quyết định tại Kỳ họp thứ 12. Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2020 như sau:

A. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2020

I. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:

- Tỉnh Lào Cai được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2020 là 7.379.000 triệu đồng, gồm:

+ Thu nội địa: 5.779.000 triệu đồng (tiền sử dụng đất: 800.000 triệu đồng; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 27.000 triệu đồng; thu từ thuế, phí và thu khác: 4.952.000 triệu đồng).

+ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 1.600.000 triệu đồng.

- HĐND tỉnh giao dự toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh năm 2020 tại Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 là: 10.300.000 triệu đồng và được điều chỉnh tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 là 9.500.000 triệu đồng (sau đây gọi là dự toán điều chỉnh), gồm:

+ Thu nội địa: 7.500.000 triệu đồng (tiền sử dụng đất: 1.880.000 triệu đồng, trong đó ghi thu các dự án BT là 580.000 đồng; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 45.000 triệu đồng; thu từ thuế, phí và thu khác: 5.575.000 triệu đồng).

+ Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 2.000.000 triệu đồng.

UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện đến ngày 31/10/2020 và ước thực hiện cả năm 2020 như sau:

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020

1.1. Thuận lợi

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự chủ động, quyết tâm cao, sự quan tâm chỉ đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo, các mục tiêu kế hoạch được phấn đấu triển khai thực hiện ở mức cao nhất.

Kịp thời, quyết liệt triển khai các chính sách gia hạn tiền thuê đất, tiền thuế, hỗ trợ hộ kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

1.2. Khó khăn

Ngoài các dịch bệnh đã xuất hiện từ những năm trước (dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, tả lợn Châu Phi,...), đại dịch Covid-19 đã tác động sâu, rộng, toàn diện đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là chỉ tiêu thu NSNN trên địa bàn.

Về thiên tai, trong 9 tháng đầu năm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã diễn ra 32 đợt thiên tai lớn, đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản; tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 417 tỷ đồng.

Chính phủ và tỉnh Lào Cai đã ban hành và thực hiện một số chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19 làm giảm thu NSNN trên địa bàn năm 2020 như:

- Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

- Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid -19, trong đó đã:

+ Giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020.

+ Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.

+ Giảm 15% tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

+ Miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất kinh doanh trong năm 2020.

- Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/6/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 12/6/2020 của HĐND tỉnh Lào Cai về giảm mức thu một số loại phí trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 04/8/2020 về giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó giảm giá tính thuế tài nguyên đối với tinh quặng đồng từ 22 triệu đồng/tấn xuống 19,8 triệu đồng/tấn.

Thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay trầm lắng và chưa có dấu hiệu sôi động trở lại.

2. Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến 31/10/2020 và ước thực hiện cả năm 2020

Tổng thu NSNN trên địa bàn đến ngày 31/10/2020 đạt 5.856.000 triệu đồng, bằng 79,4% dự toán trung ương giao, bằng 61,6% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 8.100.000 triệu đồng, bằng 109,8% dự toán trung ương giao, bằng 85,3% dự toán điều chỉnh. Cụ thể:

a) Thu nội địa đến ngày 31/10/2020 đạt 4.644.201 triệu đồng, bằng 80,4% dự toán trung ương giao, bằng 61,9% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 6.540.000 triệu đồng, bằng 113,2% dự toán trung ương giao, bằng 87,2% dự toán điều chỉnh. Trong đó: Thu nội địa từ thuế, phí, lệ phí và thu khác (không bao gồm tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường) đến ngày 31/10/2020 đạt 3.110.995 triệu đồng, bằng 62,8% dự toán trung ương giao, bằng 58,1% dự toán điều chỉnh; ước thực hiện cả năm đạt 4.268.000 triệu đồng, bằng 86,2% dự toán trung ương giao, bằng 79,7% dự toán điều chỉnh. Chi tiết một số khoản thu chủ yếu như sau:

- Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý đến ngày 31/10/2020 đạt 616.582 triệu đồng bằng 74,3% dự toán trung ương giao, bằng 64,9% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 842.000 triệu đồng, bằng 101,4% dự toán trung ương giao, bằng 88,6% dự toán điều chỉnh. Số thu khu vực này không đạt dự toán tỉnh giao do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng khai thác và tiêu thụ của một số đơn vị trọng điểm giảm mạnh, dẫn đến số nộp ngân sách giảm như: Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam giảm thuế tài nguyên 50 tỷ, Công ty Cổ phần Đồng Tả Phời Vinacomin giảm thuế tài nguyên 50 tỷ; ảnh hưởng bởi chính sách giảm giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Quyết định 24/2020/QĐ-UBND ngày 04/8/2020 của UBND tỉnh Lào Cai (giảm giá tính thuế tài nguyên đối với tinh quặng đồng từ 22 triệu đồng/tấn xuống 19,8 triệu đồng/tấn) dẫn đến số thuế tài nguyên giảm 14,2 tỷ đồng.

- Thu từ khu vực doanh nghiệp do nhà nước giữ vai trò chủ đạo địa phương quản lý đến hết ngày 31/10/2020 đạt 53.215 triệu đồng, bằng 38% dự toán trung ương giao, bằng 53,2% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 95.000 triệu đồng, bằng 64,3% dự toán Trung ương giao, bằng 90% dự toán điều chỉnh. Số thu khu vực này không đạt dự toán tỉnh giao do dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị; Công ty Cổ Phần Vàng Lào Cai hết hạn giấy phép khai thác, chưa được cấp lại (dự toán giao 9 tỷ, ước cả năm không phát sinh). Mặt khác, do sắp xếp lại chương doanh nghiệp nên một số đơn vị chuyển sang khu vực doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý (Công ty TNHH Đầu tư Điện lực Việt - Trung: 24 tỷ; Công ty Cổ phần phốt pho Việt Nam: 2,2 tỷ, Công ty cổ phần phốt pho vàng Lào Cai: 7 tỷ).

- Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến ngày 31/10/2020 đạt 50.243 triệu đồng, bằng 25,1% dự toán trung ương giao, bằng 45,7% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 60.000 triệu đồng, bằng 30% dự toán Trung ương giao, bằng 54,5% dự toán điều chỉnh. Số thu khu vực này đạt thấp so với dự toán giao do số thu tại khu vực này chủ yếu phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Liên doanh khách sạn Quốc tế Lào Cai. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, không đón được khách nước ngoài nên doanh thu khách sạn, doanh thu kinh doanh casino tại công ty giảm mạnh do (ước năm 2020 nộp được 21 tỷ, giảm 134 tỷ so với cùng kỳ 2019).

- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đến ngày 31/10/2020 đạt 1.070.872 triệu đồng, bằng 59,5% dự toán trung ương giao, bằng 61,9% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 1.495.000 triệu đồng, bằng 83,1% dự toán trung ương giao, bằng 86,4% dự toán điều chỉnh. Số thu khu vực này không đạt dự toán tỉnh giao do ảnh hưởng chủ yếu từ tình hình kinh doanh của Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt Trung.

- Thu lệ phí trước bạ đến ngày 31/10/2020 đạt 169.375 triệu đồng, bằng 65,1% dự toán trung ương giao, bằng 73,6% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 195.000 triệu đồng, bằng 75% dự toán trung ương giao, bằng 84,8% dự toán điều chỉnh. Lệ phí trước bạ ước không đạt dự toán tỉnh giao do ảnh hưởng từ việc thực hiện các chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký lần đầu đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.

- Thu thuế thu nhập cá nhân đến ngày 31/10/2020 đạt 164.171 triệu đồng, bằng 82,1% dự toán trung ương giao, bằng 96,6% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 200.000 triệu đồng, bằng 100% dự toán trung ương giao, bằng 117,6% dự toán điều chỉnh.

- Thu thuế bảo vệ môi trường đến ngày 31/10/2020 đạt 192.335 triệu đồng, bằng 68,7% dự toán trung ương giao, bằng 68,7% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 250.000 triệu đồng, bằng 89,3% dự toán trung ương giao, bằng 89,3% dự toán điều chỉnh. Số thu này không đạt dự toán giao do ảnh hưởng dịch covid-19, công suất của các nhà máy sản xuất công nghiệp và doanh thu vận tải giảm nên sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh giảm mạnh.

- Thu phí, lệ phí đến ngày 31/10/2020 đạt 310.610 triệu đồng, bằng 51,8% dự toán trung ương giao, bằng 52,6% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 430.000 triệu đồng, bằng 71,7% dự toán trung ương giao, bằng 72,9% dự toán điều chỉnh. Số thu này không đạt dự toán do ảnh hưởng của dịch bệnh chính sách giảm thu phí, lệ phí có hiệu lực kể từ ngày ban hành đến hết ngày 31/12/2020 nên số thu NSNN từ phí, lệ phí giảm mạnh.

- Thu tiền sử dụng đất đến ngày 31/10/2020 đạt 1.321.855 triệu đồng, bằng 165,2% dự toán trung ương giao, bằng 70,3% dự toán điều chỉnh; nếu không tính ghi thu tiền sử dụng đất các dự án BT, khu đô thị mới thì thu tiền sử dụng đất đạt 655.830 triệu đồng, bằng 82% dự toán trung ương giao, bằng 50,4% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 2.007.000 triệu đồng, bằng 250,9% dự toán trung ương giao, bằng 106,8% dự toán điều chỉnh; nếu không tính ghi thu tiền sử dụng đất các dự án BT, khu đô thị mới thì thu tiền sử dụng đất đạt 1.300.000 triệu đồng, bằng 162,5% dự toán trung ương giao, bằng 100% dự toán điều chỉnh.

- Thu tiền thuê đất đến 31/10/2020 đạt 106.584 triệu đồng, bằng 53,3% dự toán trung ương giao, bằng 19,4% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 190.000 triệu đồng, bằng 95% dự toán trung ương giao, bằng 34,5% dự toán điều chỉnh.

- Thu khác ngân sách đến ngày 31/10/2020 đạt 95.591 triệu đồng, bằng 54,8% dự toán trung ương giao, bằng 33,1% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 198.740 triệu đồng, bằng 113,9% dự toán trung ương giao, bằng 68,8% dự toán điều chỉnh.

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đến 31/10/2020 đạt 266.306 triệu đồng, bằng 102,4% dự toán trung ương giao, bằng 77,6% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 300.000 triệu đồng, bằng 115,4% dự toán trung ương giao, bằng 87,5% dự toán HĐND tỉnh giao. Số thu này không đạt dự toán giao do ảnh hưởng bởi Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, miễn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất kinh doanh trong năm 2020 (số tiền miễn là 41,2 tỷ đồng).

- Thu cổ tức và lợi nhuận được chia đến ngày 31/10/2020 đạt 10.788 triệu đồng, bằng 539,4% dự toán trung ương giao, bằng 154,1% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 10.800 triệu đồng, bằng 540% dự toán Trung ương giao, bằng 154,3% dự toán điều chỉnh.

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đến ngày 31/102020 đạt 21.584 triệu đồng, bằng 79,9% dự toán trung ương giao, bằng 48% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 25.000 triệu đồng, bằng 92,6% dự toán trung ương giao, bằng 55,6% dự toán điều chỉnh. Số thu này không đạt dự toán giao do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ thực hiện cách ly xã hội, hoạt động xổ số phải tạm dừng một thời gian nên số thu giảm.

- Thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường đến ngày 31/10/2020 đạt 189.767 triệu đồng bằng 86,3% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 240.000 triệu đồng, bằng 109,1% dự toán điều chỉnh.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đến 31/10/2020 đạt 1.211.799 triệu đồng, bằng 75,7% dự toán trung ương giao, bằng 60,6% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 1.560.000 triệu đồng, bằng 97,5% dự toán trung ương giao, bằng 78% dự toán điều chỉnh. Số thu này không đạt dự toán tỉnh giao do chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một số mặt hàng chủ đạo bị ảnh hưởng như: quặng sắt từ ngày 09/4/2020 đến nay không có doanh nghiệp xuất khẩu quặng sắt, dự kiến mặt hàng này đến cuối năm nay không có hoạt động xuất khẩu khoáng sản trở lại, do đó nguồn thu từ mặt hàng này giảm 93,1% tương đương 593 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 (610 tỷ đồng); lượng than cốc nhập khẩu giảm so với cùng kỳ (dự kiến số thuế thu được từ mặt hàng này là 53,3 tỷ đồng, giảm 71,6% so với cùng kỳ, năm 2019 thu được 181 tỷ đồng)…

II. Thu ngân sách địa phương

Tổng thu ngân sách địa phương thực hiện đến ngày 31/10/2020 đạt 13.814.445 triệu đồng, bằng 105,2% dự toán trung ương giao, bằng 76,7% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 16.997.000 triệu đồng, bằng 129,5% dự toán trung ương giao, bằng 94,4% dự toán điều chỉnh. Bao gồm:

1. Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp đến ngày 31/10/2020 đạt 4.315.957 triệu đồng, bằng 80,4% dự toán trung ương giao, bằng 61,2% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 6.128.244 triệu đồng, bằng 114,1% dự toán Trung ương giao, bằng 86,9% dự toán điều chỉnh. Trong đó:

- Thu từ thuế, phí và thu khác nội địa (không bao gồm tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết): thực hiện đến 31/10/2020 đạt 2.972.518 triệu đồng, bằng 65,4% dự toán trung ương giao, bằng 58% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 4.096.244 triệu đồng, bằng 90,2% dự toán trung ương giao, bằng 79,9% dự toán điều chỉnh, trong đó: Thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường đến ngày 31/10/2020 là 189.767 triệu đồng, bằng 86,3% dự toán điều chỉnh; ước thực hiện cả năm là 240.000 triệu đồng, bằng 109,1% dự toán điều chỉnh. Thu ngân sách địa phương từ thuế, phí và thu khác không đạt dự toán do một số lĩnh vực, khoản thu không đạt dự toán như đã phân tích ở trên.

- Thu tiền sử dụng đất đến ngày 31/10/2020 đạt 1.321.855 triệu đồng, bằng 165,2% dự toán trung ương giao, bằng 70,3% dự toán điều chỉnh; nếu không tính ghi thu tiền sử dụng đất các dự án BT, khu đô thị mới thì thu tiền sử dụng đất đạt 655.830 triệu đồng, bằng 82% dự toán trung ương giao, bằng 50,4% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 2.007.000 triệu đồng, bằng 250,9% dự toán trung ương giao, bằng 106,8% dự toán điều chỉnh; nếu không tính ghi thu tiền sử dụng đất các dự án BT, khu đô thị mới thì thu tiền sử dụng đất đạt 1.300.000 triệu đồng, bằng 162,5% dự toán trung ương giao, bằng 100% dự toán điều chỉnh.

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đến ngày 31/102020 đạt 21.584 triệu đồng, bằng 79,9% dự toán trung ương giao, bằng 48% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 25.000 triệu đồng, bằng 92,6% dự toán trung ương giao, bằng 55,6% dự toán điều chỉnh

2. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đến ngày 31/10/2020 đạt 6.194.820 triệu đồng, bằng 79,9% dự toán Trung ương giao, bằng 79,1% dự toán điều chỉnh. Ước thực hiện cả năm đạt 7.565.088 triệu đồng, bằng 97,5% dự toán Trung ương giao, bằng 96,6% dự toán điều chỉnh. Gồm:

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương đến ngày 31/10/2020 đạt 3.915.000 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 4.649.925 triệu đồng, bằng 100% dự toán Trung ương và dự toán tỉnh giao.

- Thu bổ sung để thực hiện tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng đến ngày 31/10/2020 đạt 6.616 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 6.616 triệu đồng, bằng 100% dự toán Trung ương và dự toán điều chỉnh.

- Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương đến ngày 31/10/2020 đạt 2.273.204 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 2.908.547 triệu đồng, bằng 93,8% dự toán Trung ương, bằng 91,7% dự toán điều chỉnh.

3. Thu chuyển nguồn từ năm 2019 sang năm 2020: 3.303.668 triệu đồng (Số thu chuyển nguồn đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 là 3.124.119 triệu đồng, số thu chuyển nguồn bổ sung là 179.549 triệu đồng)

B. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách năm 2020

- Tỉnh Lào Cai được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán chi ngân sách địa phương năm 2020 là 13.505.443 triệu đồng, gồm:

+ Chi cân đối ngân sách: 10.405.141 triệu đồng (trong đó: chi đầu tư phát triển: 1.948.992 triệu đồng; chi thường xuyên: 8.196.404 triệu đồng).

+ Chi từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu: 3.100.302 triệu đồng.

- HĐND tỉnh giao dự toán chi ngân sách địa phương năm 2020 tại Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 là: 15.640.505 triệu đồng và được điều chỉnh tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 là 18.246.837 triệu đồng, gồm:

+ Chi cân đối ngân sách: 14.561.838 triệu đồng (trong đó: chi đầu tư phát triển 4.607.936 triệu đồng; chi thường xuyên 8.903.678 triệu đồng).

+ Chi từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình MTQG, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ là: 3.684.964 triệu đồng.

+ Chi từ các khoản huy động, đóng góp: 35 triệu đồng.

UBND tỉnh đánh giá ước thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2020 như sau:

I. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020

Tổng chi ngân sách địa phương đến 31/10/2020 đạt 11.213.990 triệu đồng, bằng 83% dự toán trung ương giao, bằng 61,5% dự toán điều chỉnh. Ước cả năm đạt 17.077.383 triệu đồng, bằng 126,4% dự toán trung ương giao, bằng 93,6% dự toán điều chỉnh, gồm:

1. Chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 13.760.401 triệu đồng, bằng 132,2% dự toán trung ương giao, bằng 94,5% dự toán điều chỉnh, gồm:

1.1. Chi đầu tư phát triển ước đạt 4.552.363 triệu đồng, bằng 233,6% dự toán trung ương giao, bằng 98,8% dự toán điều chỉnh. Phân tích các khoản chi như sau:

- Chi từ nguồn XDCB tập trung ước đạt 1.070.642 triệu đồng, bằng 144,2% dự toán trung ương giao, bằng 100% dự toán điều chỉnh.

- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất ước đạt 2.096.624 triệu đồng, bằng 262,1% dự toán trung ương giao, bằng 106,4% dự toán điều chỉnh. Nếu không tính số ghi chi  tiền sử dụng đất các dự án BT, khu đô thị mới là 707.000 triệu đồng thì chi đầu tư từ nguồn sử dụng đất ước đạt 1.389.624 triệu đồng, bằng 173,7% dự toán trung ương giao, bằng 106,9% dự toán điều chỉnh.

- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết ước đạt 31.463 triệu đồng, bằng 16,5% dự toán trung ương giao, bằng 61,1% dự toán điều chỉnh. Khoản chi này không đạt dự toán do số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết ước thực hiện giảm so với dự toán điều chỉnh.

- Chi đầu tư từ nguồn tăng thu thuế, phí, thu khác và tiết kiệm chi thường xuyên ước đạt 510.474 triệu đồng, bằng 100% dự toán điều chỉnh.

- Chi đầu tư từ nguồn vốn vay lại chính phủ vay nước ngoài ước đạt 167.609 triệu đồng, bằng 47,9% dự toán điều chỉnh. Khoản chi này không đạt dự toán do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn tới việc thiếu công nhân ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án bị chậm hơn so với kế hoạch, ảnh hưởng của thời tiết (mưa lớn, mưa đá trên diện rộng) nên các đơn vị gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện thi công dự án.

- Chi từ nguồn tín dụng ưu đãi ước đạt 46.599 triệu đồng. Đây là khoản chi từ nguồn chuyển nguồn năm 2019 sang năm 2020 để thực hiện Dự án Hồ điều phối lũ thành phố Lào Cai.

- Chi từ các nguồn vốn khác ước đạt 161.260 triệu đồng. Đây là khoản chi từ nguồn chuyển nguồn năm 2019 sang năm 2020 của các huyện, thị xã, thành phố.

- Chi đầu tư từ khoản thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường ước đạt 302.695 triệu đồng, bằng 107,1% dự toán điều chỉnh

- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật ước đạt 22.208 triệu đồng, bằng 100% dự toán điều chỉnh.

- Trích Quỹ phát triển đất ước đạt 142.789 triệu đồng, bằng 100% dự toán điều chỉnh.

1.2. Chi thường xuyên

Tổng chi thường xuyên năm 2020 ước đạt 9.205.138 triệu đồng, bằng 112,3% dự toán trung ương giao, bằng 103,4% dự toán điều chỉnh. Chi thường xuyên đã đáp ứng các nhiệm vụ theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020 và các nhiệm vụ cấp bách phát sinh, đã đảm bảo chi trả toàn bộ các chính sách an sinh xã hội và cơ chế chính sách chi của Trung ương và địa phương.

1.3. Chi trả nợ lãi, phí vay: Ước thực hiện 1.800 triệu đồng, bằng 22,5% dự toán trung ương và bằng 72% dự toán điều chỉnh. Chỉ tiêu này thực hiện thấp so với dự toán là do trong phương án dự toán đầu năm tính toán các khoản lãi phải trả theo kế hoạch nhận nợ vay vốn ODA, tuy nhiên thực tế triển khai một số dự án chậm giải ngân nên phải lùi thời gian nhận nợ dẫn đến lùi thời gian trả lãi, làm giảm dự toán ngân sách năm 2020.

1.4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: Ước thực hiện 1.100 triệu đồng, bằng 100% dự toán trung ương giao và dự toán điều chỉnh.

2. Chi từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: ước thực hiện cả năm đạt 3.316.947 triệu đồng, bằng 107% dự toán trung ương giao, bằng 90% dự toán điều chỉnh.

2.1. Chi chương trình mục tiêu quốc gia: Ước thực hiện cả năm đạt 1.254.829 triệu đồng, bằng 114,7% dự toán trung ương và bằng 100% dự toán điều chỉnh.

2.2. Chi chương trình mục tiêu, chế độ, chính sách, nhiệm vụ khác: Ước thực hiện cả năm đạt 2.062.119 triệu đồng, bằng 102,8% dự toán trung ương, bằng 84,9% dự toán điều chỉnh.

3. Chi từ các khoản huy động, đóng góp: Ước thực hiện 35 triệu đồng, bằng 100% dự toán điều chỉnh.

II. Tình hình vay và trả nợ của ngân sách địa phương năm 2020

1. Hạn mức dư nợ vay của tỉnh

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 7, Luật Ngân sách nhà nước ngày 19/6/2015 thì tỉnh Lào Cai có hạn mức dư nợ vay không vượt quá 20% số thu được hưởng theo phân cấp, cụ thể:

Tại Quyết định 2503/QĐ-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 thì: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 7.379.000 triệu đồng. Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 5.369.200 triệu đồng.

Hạn mức dư nợ vay: 5.369.200 triệu đồng x 20% = 1.073.840 triệu đồng.

2. Số dư nợ vay đầu năm: 382.459 triệu đồng, gồm:

- Dư nợ vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 196.459 triệu đồng, trong đó: dư nợ vốn vay Ngân hàng Phát triển thực hiện dự án Năng lượng nông thôn REII: 73.390 triệu đồng.

- Dự nợ vay trong nước khác theo quy định của pháp luật: 186.000 triệu đồng (dư nợ vay Ngân hàng Phát triển theo Chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn).

3. Số vay trong năm 2020

- Số đã vay trong năm đến ngày 31/10/2020 là: 82.181 triệu đồng.

- Ước số vay đến ngày 31/12/2020 là 167.609 triệu đồng.

4. Số trả nợ gốc năm 2020

- Tổng số nợ gốc đã trả đến 31/10/2020 là 87.226 triệu đồng.

- Ước trả nợ gốc cả năm 2020 là 87.226 triệu đồng.

5. Dư nợ gốc vay cuối năm 2020

Dự kiến dư nợ gốc vay đến ngày 31/12/2020: 462.842 triệu đồng, trong đó:

- Dư nợ vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 356.842 triệu đồng, gồm 07 dự án.

- Dư nợ vay trong nước khác theo quy định của pháp luật: 106.000 đồng, gồm 01 dự án.

6. Thực hiện trả phí, lãi vay

- Dự toán chi trả nợ lãi, phí vay năm 2020: 2.500 triệu đồng.

- Thực hiện 31/10/2020: 1.660 triệu đồng

- Ước thực hiện năm 2020: 1.800 triệu đồng.

Như vậy tổng dư nợ tại đầu năm và cuối năm của ngân sách địa phương luôn nằm trong hạn mức dư nợ theo quy định; toàn bộ các khoản nợ, lãi vay đều được hoàn trả đúng thời gian.

III. Về tình hình thực hiện ứng trước dự toán ngân sách địa phương

Tổng số dư ứng trước dự toán ngân sách địa phương đầu năm là 392.130 triệu đồng; số phát sinh tăng là 42.000 triệu đồng, số đã hoàn ứng là 310.644 triệu đồng, số dư ứng trước là 123.486 triệu đồng phải bố trí các nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho ngân sách địa phương để thu hồi.

IV. Tình hình sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh năm 2020

1. Dự phòng ngân sách tỉnh được HĐND quyết định tại Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 là 166.304 triệu đồng, được bổ sung tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 là 10.650 triệu đồng. Tổng dự phòng ngân sách tỉnh được HĐND được sử dụng trong năm là 176.954 triệu đồng.

2. Sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh năm 2020

2.1. Sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh 06 tháng đầu năm UBND tỉnh đã báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 14 là 144.295 triệu đồng.

2.2. Sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh 06 tháng cuối năm

- Sử dụng đến ngày 31/10/2020 là: 21.250 triệu đồng.   

- Ước sử dụng đến hết năm 2020 là: 32.659 triệu đồng.

3. Ước thực hiện cả năm sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh là 176.954 triệu đồng.

V. Phương án xử lý hụt thu ngân sách địa phương: Theo số ước thực hiện dự toán thu ngân sách 2020, thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp hụt 921,8 tỷ đồng so với dự toán điều chỉnh. Số hụt này đã được UBND tỉnh dự kiến và chỉ đạo cơ quan tài chính các cấp trong quá trình điều hành, theo đó đã cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách, đặc biệt là chi mua sắm, sửa chữa; đề nghị Bộ Tài chính bổ sung nguồn cải cách tiền lương cho địa phương do số thực hiện thu từ thuế, phí và thu khác nội địa của địa phương thấp hơn dự toán Bộ Tài chính giao; giảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định; chuyển từ thực chi các dự án đã được bố trí vốn năm 2020 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, thành ứng trước dự toán năm 2021, đồng thời trình HĐND tỉnh bố trí vốn cho các công trình này ngay trong dự toán năm 2021 để hoàn ứng; sử dụng 70% Quỹ dự trữ tài chính. Với sự chủ động dự báo tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn để điều hành thực hiện nhiệm vụ chi nên phương án xử lý số hụt thu đã được đảm bảo.

PHẦN THỨ HAI
DỰ TOÁN THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH NĂM 2021

Dự toán năm 2021, UBND tỉnh xây dựng dựa trên kết quả thảo luận dự toán giữa Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với địa phương. Sau khi có số liệu chính thức theo Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính nếu có thay đổi, UBND tỉnh sẽ báo cáo HĐND tỉnh điều chỉnh số liệu theo quy định.

A. Căn cứ xây dựng dự toán ngân sách năm 2021

- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

- Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

- Thông tư số 71/2020/TT-BTC ngày 30/7/2020 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021 – 2023;

- Công văn số 10829/BTC-NSNN ngày 09/9/2020 của Bộ Tài chính về số kiểm tra thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021 và số dự kiến thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021-2023;

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách 10 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2020.

B. Dự toán ngân sách năm 2021

Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ cức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; đại dịch Covid – 19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực có thể kéo dài sang năm 2021 và các năm tiếp theo.

Đối với tỉnh Lào Cai, năm 2021 là năm kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020 theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025 tỉnh Lào Cai. Việc thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2021 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tiền đề để thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và các kế hoạch nêu trên.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2020 và phân tích, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021, tính toán cụ thể các yếu tố tác động đến thu – chi ngân sách, UBND tỉnh Lào Cai xây dựng dự toán ngân sách năm 2021 như sau:

I. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021

1. Các yếu tố tác động đến dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2020

1.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh trong công tác thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn.

- Mặc dù dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều tác động tiêu cực (đặc biệt là việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc), tuy nhiên việc kiểm soát dịch bệnh ở nước ta nói chung và Lào Cai nói riêng đã thực hiện tốt nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai sau dịch Covid – 19.

- Có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế như kinh tế du lịch, kinh tế cửa khẩu, hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên...

- Các chính sách, văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về ưu đãi, miễn giảm, gia hạn nộp thuế được ban hành kịp thời, thuận lợi cho công tác hỗ trợ làm giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế, góp phần nuôi dưỡng nguồn thu NSNN.

- Sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành nói chung, ngành tài chính nói riêng trong công tác thu NSNN trên địa bàn.

1.2. Khó khăn

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi như trên, công tác thu ngân sách năm 2021 dự báo gặp một số khó khăn làm giảm thu như sau:

- Dự báo ảnh hưởng đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn do chưa thể ổn định phát triển. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tiếp tục gặp khó khăn về mặt tài chính, về vốn sản xuất kinh doanh, về tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Hoạt động thương mại biên giới tiếp tục bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách biên mậu của Trung Quốc; giao thông kết nối chưa đồng bộ; một số dự án lớn chậm tiến độ. Dịch vụ và kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch chưa đáp ứng yêu cầu.

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ nên khó khăn về vốn, thị trường, sức cạnh tranh thấp.

- Các chính sách, văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về ưu đãi, miễn giảm, gia hạn nộp thuế làm giảm thu ngân sách nhà nước.

2. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2021

Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 20219.500.000 triệu đồng, bằng 130,6% Trung ương giao và bằng 108% so với ước thực hiện năm 2020, gồm:

a) Thu nội địa:

Dự toán thu nội địa là 7.600.000 triệu đồng, bằng 137,2% so với dự toán trung ương giao, bằng 116,2% so với ước thực hiện năm 2020. Trong đó, thu nội địa từ thuế, phí, lệ phí và thu khác (không bao gồm tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường): 5.280.000 triệu đồng, bằng 117% Trung ương giao, bằng 123,7% so với ước thực hiện năm 2020. Chi tiết các khoản thu như sau:

- Thu từ khu vực doanh nghiệp do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Trung ương quản lý: 900.000 triệu đồng.

- Thu từ khu vực doanh nghiệp do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo địa phương quản lý: 95.000 triệu đồng.

- Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 170.000 triệu đồng.

- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 1.730.000 triệu đồng.

- Thu lệ phí trước bạ: 244.000 triệu đồng.

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 2.200 triệu đồng.

- Thuế thu nhập cá nhân: 190.000 triệu đồng.

- Thuế bảo vệ môi trường: 290.000 triệu đồng.

- Thu phí, lệ phí: 550.000 triệu đồng.

- Thu tiền sử dụng đất: 2.050.000 triệu đồng, trong đó ghi thu tiền sử dụng đất các dự án BT, khu đô thị mới: 600.000 triệu đồng.

- Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước: 550.000 triệu đồng.

- Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: 3.000 triệu đồng.

- Thu khác ngân sách: 206.400 triệu đồng.

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước: 342.800 triệu đồng.

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác: 600 triệu đồng

- Thu cổ tức và lợi nhuận được chia: 6.000 triệu đồng.

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 30.000 triệu đồng.

- Thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường: 240.000 triệu đồng.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 1.900.000 triệu đồng, bằng 109,5% so với dự toán Trung ương giao bằng 121,8% so với ước thực hiện năm 2020.

II. Dự toán thu ngân sách địa phương

Tổng dự toán thu ngân sách địa phương năm 2021 là  13.704.000 triệu đồng.

1. Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 7.125.642 triệu đồng.

2. Thu bổ sung từ ngân sách trung ương: 6.578.358 triệu đồng, gồm:

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương: 4.649.925 triệu đồng.

- Số bổ sung thực hiện CCTL 1.490.000 đồng/tháng: 150.483 triệu đồng.

- Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương: 1.777.950 triệu đồng.

III. Dự toán chi ngân sách địa phương

Tổng dự toán chi ngân sách địa phương năm 2020 là 13.789.000 triệu đồng. Trong đó:

1. Chi cân đối ngân sách địa phương: 12.097.196 triệu đồng. Chi tiết:

a) Chi đầu tư phát triển: 3.561.570 triệu đồng. Dự toán chi đầu tư phát triển bằng 29,4% tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2021. Gồm:

- Chi đầu tư cho các dự án: 3.384.239 triệu đồng, chia theo nguồn vốn như sau:

+ Chi đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung: 639.540 triệu đồng.

+ Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 1.693.756 triệu đồng, trong đó ghi chi tiền sử dụng đất các dự án BT, khu đô thị mới là 600.000 triệu đồng.

+ Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 30.000 triệu đồng.

+ Chi đầu tư từ nguồn tăng thu thuế, phí, thu khác và nguồn tiết kiệm chi thường xuyên: 615.843 triệu đồng.

+ Chi đầu tư từ nguồn vốn vay lại chính phủ vay nước ngoài: 165.100 triệu đồng.

+ Chi đầu tư từ khoản thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường: 240.000 triệu đồng

- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật: 22.560 triệu đồng.

- Trích Quỹ Phát triển đất: 154.711 triệu đồng (ngân sách cấp tỉnh: 50.000 triệu đồng; ngân sách huyện, thị xã, thành phố: 104.771 triệu đồng).

b) Chi thường xuyên: 7.720.626 triệu đồng. Dự toán chi  thường xuyên bằng 63,8% tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2021. Trong đó:

- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 3.688.094 triệu đồng, bằng 100% dự toán trung ương giao.

- Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: 35.724 triệu đồng, bằng 161,6% dự toán trung ương giao.

c) Chi trả lãi, phí vay: 3.900 triệu đồng.

d) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.100 triệu đồng.

đ) Dự phòng ngân sách 260.000 triệu đồng, bằng 2,1% tổng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương.

e) Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương: 550.000 triệu đồng.

2. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ: 1.691.804 triệu đồng.

* Về tỷ lệ tự cân đối chi thường xuyên của ngân sách địa phương theo dự toán năm 2021:

Tỷ lệ tự cân đối chi thường xuyên: Thu từ thuế, phí và thu khác từ nội địa (không bao gồm tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường) so với dự toán chi thường xuyên là 62,2% (4.805.642 triệu đồng/7.720.626 triệu đồng).

Tỷ lệ tự cân đối chi thường xuyên và chi đầu tư: Tổng thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư là 63,2% (7.125.642 triệu đồng/11.282.196 triệu đồng).

IV. Bội chi ngân sách địa phương năm 2021: 85.000 triệu đồng.

V. Kế hoạch vay và trả nợ của ngân sách địa phương năm 2021

1. Hạn mức dư nợ vay của tỉnh

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 7, Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015 thì tỉnh Lào Cai có hạn mức dư nợ vay không vượt quá 20% số thu được hưởng theo phân cấp, cụ thể: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 7.273.800 triệu đồng. Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 5.081.700 triệu đồng.

Hạn mức dư nợ vay: 5.081.700 triệu đồng x 20% = 1.016.340 triệu đồng.

2. Số dư nợ vay đầu năm: 462.842 triệu đồng, gồm:

- Dư nợ vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 356.842 triệu đồng, (gồm 07 dự án, trong đó dư nợ vốn vay Ngân hàng Phát triển thực hiện dự án Năng lượng nông thôn REII: 66.164 triệu đồng).

- Dư nợ vay trong nước khác theo quy định của pháp luật: 106.000 đồng, (Chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn).

3. Kế hoạch vay trong năm: Vay nguồn vốn vay lại Chính phủ vay nước ngoài năm 2021: 165.100 triệu đồng, gồm 07 dự án.

4. Kế hoạch trả nợ trong năm: Tổng số tiền trả nợ trong năm 2021 theo kế hoạch là 80.100 triệu đồng, gồm:

- Trả nợ các dự án vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 18.100 triệu đồng, trong đó dự án Năng lượng nông thôn REII: 7.226 triệu đồng.

- Trả nợ Chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn: 62.000 triệu đồng.

5. Dư nợ vay cuối năm: Tổng dư nợ cuối năm ước tính là: 547.842 triệu đồng, gồm: 

- Dư nợ vay lại nguồn Chính phủ vay ngoài nước: 503.842 triệu đồng (08 dự án, trong đó dự án Năng lượng nông thôn REII: 58.938 triệu đồng).

- Dư nợ vay trong nước khác theo quy định của pháp luật: 44.000 triệu đồng (Chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn).

6. Trả nợ lãi, phí vay trong năm: 3.900 triệu đồng

Tổng dư nợ tại đầu năm và cuối năm của ngân sách địa phương luôn nằm trong hạn mức dư nợ theo quy định (tỷ lệ mức dư nợ đầu năm so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương là 45,5%, tỷ lệ mức dư nợ cuối năm so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương là 54%.

VI. Phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh

Tổng chi ngân sách cấp tỉnh 12.097.273 triệu đồng, gồm:

1. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới: 4.176.621 triệu đồng.

2. Chi ngân sách cấp tỉnh theo lĩnh vực: 6.382.056 triệu đồng, gồm:

2.1. Chi đầu tư phát triển: 2.689.123 triệu đồng.

a) Chi đầu tư cho các dự án: 2.616.563 triệu đồng, gồm:

- Chi đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung 639.540 triệu đồng;

- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất 1.108.897 triệu đồng, trong đó ghi chi tiền tiền sử dụng đất các dự án BT, khu đô thị mới là 600.000 triệu đồng;

- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 9.000 triệu đồng.

- Chi đầu tư từ nguồn tăng thu thuế, phí, thu khác và tiết kiệm chi thường xuyên: 454.026 triệu đồng.

- Chi đầu tư từ nguồn vốn vay lại chính phủ vay nước ngoài 165.100 triệu đồng.

- Chi đầu tư từ khoản thu đóng góp từ khai thác khoáng sản để đầu tư hạ tầng giao thông và khắc phục môi trường: 240.000 triệu đồng.

b) Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật: 22.560 triệu đồng

c) Trích Quỹ Phát triển đất 50.000 triệu đồng;

2.2. Chi thường xuyên: 2.992.996 triệu đồng. Chi thường xuyên chưa phân bổ của ngân sách cấp tỉnh: 734.754 triệu đồng, dự kiến sẽ sử dụng cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chính sách chế độ, kinh phí mua xe ô tô, thực hiện các chương trình, đề án trọng tâm của tỉnh phát sinh trong năm và bố trí vốn cho các công trình, dự án xây dựng cơ bản,... Trong quá trình điều hành ngân sách, UBND tỉnh sẽ trình Thường trực HĐND tỉnh thỏa thuận trước khi phân bổ.

2.3. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay: 3.900 triệu đồng.

2.4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.100 triệu đồng

2.5. Dự phòng ngân sách tỉnh 144.937 triệu đồng.

2.6. Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương 550.000 triệu đồng.

3. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 1.538.596 triệu đồng.

(Chi tiết số liệu có các biểu và phụ biểu kèm theo tải về tại đây).

C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN DỰ TOÁN NSNN NĂM 2021

1. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tiếp tục phát huy các lợi thế, thế mạnh phấn đấu, nỗ lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

2. UBND các cấp, cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tập trung đẩy mạnh công tác thu ngân sách nhà nước:

- Tiếp tục tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu ngân sách theo quy định; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, thu hút các nguồn vốn đầu tư mới, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, từ đó quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước theo dự toán HĐND tỉnh nghị quyết.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế.

   - Quản lý chặt chẽ các khoản thu, nhất là thu qua hình thức khoán; mở rộng cơ sở thuế (kể cả đối tượng và căn cứ tính thuế); kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế hải quan, nhất là những mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao như hàng tạm nhập tái xuất,...

   - Tạo mọi điều kiện để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân; hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, dịch vụ thông qua phát triển các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Quản lý chặt chẽ chi NSNN ngay từ khâu lập dự toán đến tổ chức thực hiện. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công; tập trung nguồn lực cho an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh.

- Thực hiện tốt công tác thẩm định giá cả hàng hóa, dịch vụ để đẩy mạnh tiết kiệm trong chi tiêu của ngân sách. Không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị, tài sản không gắn liền với cấu phần XDCB vào dự án đầu tư XDCB để tiết kiệm chi phí quản lý cho ngân sách.

- Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan: phối hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp dưới; triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước và sự nghiệp công; thực hiện tinh giản biên chế theo Đề án được duyệt gắn với cơ chế khoán chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc. Sở Nội vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ lương, các khoản phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và tổng hợp tình hình chung trên địa bàn toàn tỉnh.

- Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện triệt để việc tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước cho chi tiêu thường xuyên: Thực hiện tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công, mua sắm các trang thiết bị đắt tiền. Cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài. Việc tổ chức các hội nghị lớn và các đoàn đi công tác nước ngoài phải được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định. Không tổ chức các hội nghị, hội thảo có nội dung không thiết thực. Chuẩn bị kỹ các nội dung hội nghị, hội thảo và lồng ghép hợp lý các nội dung để rút ngắn thời gian tổ chức. Tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc. Hạn chế phô trương, hình thức trong tổ chức các lễ tổng kết, đón nhận danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập ngành, lễ ký kết,...

4. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, đặc biệt là các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn, có tính kết nối, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung tháo gỡ các vướng mắc, rào cản trong quản lý đầu tư và xây dựng, nhất là vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép xây dựng, đấu thầu,... tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ dự án. Quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư công.

5. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện các quy định về thu hút các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

6. Tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách địa phương để điều chỉnh kịp thời những bất cập. Các cơ quan chủ trì các đề án chủ động triển khai thực hiện kế hoạch của các đề án ngay từ đầu năm, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu của các đề án.

7. Cơ quan Tài chính, Kế hoạch phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi tiến độ giải ngân các nguồn vốn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong giải ngân vốn để hạn chế tối đa việc chuyển nguồn ngân sách sang năm sau. Các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu để xảy ra việc chậm thực hiện các dự án, nhiệm vụ dẫn đến phải hoàn trả nguồn vốn cho ngân sách Trung ương.

8. Tăng cường cơ chế giao dự toán kinh phí cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định giá dịch vụ sự nghiệp công. Có lộ trình đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công và khả năng cân đối ngân sách nhà nước.

9. Tiếp tục mở rộng quy mô, quản lý và sử dụng hiệu quả các quỹ tài chính của tỉnh để tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong đó chú trọng đánh giá nguyên nhân và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý quỹ tài chính ngoài ngân sách để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực của các quỹ cùng với quỹ ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá, kết hợp với thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ thao túng thị trường.

11. Tăng cường thực hiện chế độ công khai tài chính, ngân sách đầy đủ đối với tất cả các cấp, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Tăng cường thực hiện Quy chế tự kiểm tra của các tổ chức, các đơn vị. Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước.






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập